Sign In

Nâng cao hiệu quả thu hồi tiền, tài sản liên quan đến khoản nợ của các tổ chức tín dụng, ngân hàng

21/05/2024

          Trong thời gian qua, Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS, UBND TP Đà Nẵng và Cục Thi hành án dân sự thành phố đã ban hành nhiều văn bản triển khai thực hiện, tập trung các giải pháp, nguồn lực để giải quyết các vụ việc liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng, nhất là vụ án có giá trị thi hành lớn.
           Trên cơ sở đó, Chi cục Thi hành án dân sự quận Thanh Khê đã quán triệt đến toàn thể công chức cơ quan và nghiêm túc triển khai thực hiện, nhằm nâng cao kết quả thi hành án tín dụng Ngân hàng. Tuy nhiên, việc tổ chức thi hành án tín dụng ngân hàng gặp nhiều khó khăn: thị trường bất động sản trầm lắng nên nhiều vụ việc kê biên không bán được; thực trạng sử dụng đất tại địa bàn có nhiều biến động ( không đảm bảo diện tích theo giấy chứng nhận); người phải thi hành án đóng cửa, bỏ đi khỏi địa phương ảnh hưởng đến việc xác minh hiện trạng, đo đạc diện tích; điều kiện của người phải thi hành án gặp khó khăn, tài sản đảm bảo sau khi xử lý không đủ để thực hiện nghĩa vụ...., nên kết quả đạt được chưa cao.
 
         
         
Để đẩy nhanh tiến độ thi hành án, nâng cao tỷ lệ kết quả thi hành án liên quan đến tổ chức tín dụng, ngân hàng là rất cần thiết và đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Trong phạm vi bài viết, Chi cục Thi hành án dân sự quận Thanh Khê đề ra một số giải pháp sau:
           Thứ nhất,  Thủ trưởng đơn vị cần tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của ngành cấp trên; của Quận ủy, UBND quận và đặc biệt là chỉ đạo phối hợp của Ban Chỉ đạo công tác thi hành án dân sự.
           Chủ động phối hợp với các các ngành liên quan trong quá trình giải quyết các vụ việc thi hành án nói chung và án tín dụng Ngân hàng nói riêng. Phối hợp với cơ quan chức năng địa phương và các ngành nội chính để giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành án; đề nghị Tòa án giải thích những điểm chưa rõ được tuyên trong Bản án, Quyết định,... .
           Tăng cường công tác kiểm tra để đảm bảo quá trình tổ chức thi hành án và kiên quyết xử lý khi Chấp hành viên cố tình để kéo dài hồ sơ.
Thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc Chấp hành viên bám sát hồ sơ, xây dựng kế hoạch chi tiết để kiên quyết giải quyết dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành, nhất là các vụ việc còn tồn đọng, kéo dài. 
            Thứ hai, Chấp hành viên luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm và đảm bảo áp dụng đúng pháp luật trong quá trình tổ chức thi hành án.
Tích cực nghiên cứu hồ sơ, các quy định pháp luật; kiên quyết tổ chức thi hành dứt điểm những vụ việc có điều kiện thi hành; xây dựng Kế hoạch chi tiết từ khâu xác minh điều kiện thi hành án, đến việc lựa chọn và ký hợp đồng dịch vụ thẩm định giá, bán đấu giá tài sản,…Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức tín dụng trong việc kê biên, xử lý tài sản bảo đảm, đảm bảo hiệu quả.
            Kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành án để lãnh đạo đơn vị biết và chỉ đạo giải quyết.
             Thứ ba, để giải quyết án tín dụng ngân hàng đạt hiệu quả thì cần phối hợp với Ngân hàng:
            1- Để đảm bảo thu hồi nợ vay, ngân hàng và các tổ chức tín dụng cần xem xét chặt chẽ điều kiện vay về tính pháp lý tài sản vay, giá trị tài sản, tình hình thực tế tài sản vay,...., khả năng thu hồi nợ ngay tại thời điểm cho vay và đánh giá biến động tài sản trong khoảng thời gian nhất định.
             Trong quá trình thực hiện hợp đồng, tổ chức tín dụng, ngân hàng cần có biện pháp theo dõi, kiểm tra tài sản đảm bảo, kịp thời có biện pháp xử lý khi có phát sinh.
            2- Khi khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết thì tổ chức tín dụng, ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với Tòa án và cơ quan có thẩm quyền trong quá trình tố tụng để đảm bảo bản án, quyết định có tính khả thi (nhất là đối với các loại việc công nhận hòa giải thành) về việc thẩm định tại chỗ, diện tích đất và tài sản gắn liền.
            3- Trong quá trình tổ chức thi hành án, tổ chức tín dụng, ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với cơ quan thi hành án dân sự trong việc giải quyết thi hành án; đẩy mạnh phối hợp trong công tác xác minh, kê biên và thẩm định giá, bán đấu giá tài sản. Trường hợp tài sản không bán được, đề nghị ngân hàng và tổ chức tín dụng xem xét có hướng nhận tài sản để đảm bảo thi hành án.

                                                                                                      Thanh Mai - Chi cục THADS quận Thanh Khê

Các tin khác
Các tin đã đưa ngày: