Thi hành án Vĩnh Phúc quyết tâm vượt khó

Ngay sau khi kết thúc năm công tác 2020, dự báo dư âm của dịch bệnh covid khởi phát đầu tiên ở Vĩnh Phúc vẫn còn. Mặt khác, năm 2021 là năm diễn ra nhiều sự kiện chính trị lớn, Cục THADS Vĩnh Phúc đã xác định càng khó khăn, càng phải quyết tâm. Nhằm thi đua lập thành tích chào mừng 75 năm ngày thành lập ngành THADS, với nhiều giải pháp quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành mang tính kịp thời, phù hợp từng thời gian cụ thể để thực hiện tốt mục tiêu kép trong phòng chống dịch và thực hiện nhiệm vụ chỉ tiêu được giao; nhận định các giải pháp căn cơ trong từng đơn vị để chỉ đạo, hỗ trợ cho các đơn vị cấp huyện…

Công tác tham mưu quản lý nhà nước về thi hành án hành chính và theo dõi thi hành án hành chính của Hệ thống Thi hành án dân sự

Từ khi Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 được ban hành, sau đó được thay thế bởi Luật Tố tụng hành chính (TTHC) năm 2010 và nay là Luật TTHC năm 2015 và Nghị định số 71/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án đã có những quy định về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính. Theo đó, Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về thi hành án hành chính, Bộ Tư pháp có nhiệm vụ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác THAHC trên phạm vi cả nước. Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) và các cơ quan THADS địa phương là cơ quan giúp Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về THAHC và có trách nhiệm theo dõi THAHC. Trải qua 25 năm thực hiện, công tác tham mưu quản lý nhà nước về THAHC của Hệ thống THADS đã ngày càng được hoàn thiện, có những chuyển biến tích cực, đóng góp quan trọng vào kết quả, hiệu quả thi hành án hành chính của nước ta. Bên cạnh đó vẫn còn không ít những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc; vì vậy, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tư pháp luôn dành nhiều quan tâm, có nhiều chỉ đạo và Tổng cục THADS vẫn cần tiếp tục tăng cường hơn nữa nhiệm vụ tham mưu quản lý nhà nước trong thời gian tới để công tác THAHC, theo dõi THAHC ngày càng hiệu quả hơn, khắc phục được tình trạng án hành chính tồn đọng như hiện nay.

Một số bài học kinh nghiệm và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong Hệ thống Thi hành án dân sự

Ngay từ thời kỳ mới giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, và của Chính phủ, là “giặc ở trong lòng”, là “giặc nội xâm"1. Bước vào thời kỳ đổi mới, tình trạng tham nhũng đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trên các lĩnh vực của đời sống, từ chính trị cho đến kinh tế, xã hội. Do vậy, Đảng ta đã chủ trương: “Đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, đồng thời là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài”2. Đến nay, công cuộc phòng chống tham nhũng (PCTN) đã đạt nhiều kết quả quan trọng, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực và lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội.

Thi hành án dân sự góp phần bảo đảm thực thi công lý và phát triển kinh tế của đất nước

Với mục tiêu phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, trên cơ sở nền tảng lý luận của chủ nghĩa C.Mác-Lênin về “biến nhà nước từ cơ quan đứng trên xã hội thành cơ quan hoàn toàn phục tùng xã hội” và tư tưởng Hồ Chí Minh về một nền dân chủ XHCN chân chính “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”, “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng xác định “Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo” là một trong những phương diện căn bản của xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI, XII của Đảng [1] và Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định Nhà nước pháp quyền XHCN phải quản lý xã hội bằng pháp luật, thượng tôn pháp luật, giữ vai trò kiến tạo, tạo dựng không gian chính trị-pháp lý nhằm chăm lo hạnh phúc và sự phát triển của mỗi người, bảo đảm và phát huy các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền được sống trong một xã hội trật tự, ổn định, dựa trên nền tảng các giá trị pháp quyền cơ bản.

Nhiều kết quả ứng dụng công nghệ thông tin đã đạt được trong thi hành án dân sự

Ứng dụng công nghệ thông tin trong thi hành án dân sự được Nhà nước bảo đảm theo quy định tại Điều 24 Luật Thi hành án dân sự năm 2008. Hệ thống Thi hành án dân sự hiện nay được tổ chức theo Ngành dọc từ Trung ương đến địa phương cấp huyện (ở Trung ương có Tổng cục Thi hành án dân sự với 8 đơn vị trực thuộc), ở cấp tỉnh có 63 Cục Thi hành án dân sự, cấp huyện có 710 Chi cục Thi hành án dân sự. Tổng số công chức, viên chức, người lao động toàn Hệ thống Thi hành án dân sự hiện nay gần 12 nghìn người. Trong bối cảnh lượng án phải thi hành không ngừng tăng cao nhưng biên chế không tăng, thời gian qua, Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự, các cơ quan thi hành án dân sự đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp, biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong thi hành án dân sự.

Họp Tiểu ban tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự

Tiểu ban tuyên truyền Ban Chỉ đạo tổ chức các hoạt động hướng tới tổ chức kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự được thành lập theo Quyết định số 2154/QĐ-BTP ngày 09/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc thành lập Ban chỉ đạo tổ chức các hoạt động hướng tới tổ chức kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (19/7/1946 - 19/7/2016) để thực hiện một số nhiệm vụ của Kế hoạch hoạt động hướng tới tổ chức kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định số 1808/QĐ-BTP ngày 12/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Bộ Tư pháp phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Thi hành án dân sự

Để phát huy truyền thống, tạo không khí thi đua sôi nổi, nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, ý chí quyết tâm nhằm hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị được giao, thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Thi hành án dân sự (19/7/1946 – 19/7/2016). Ngày 02/12/2015, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 2115/QĐ-BTP về việc ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Thi hành án dân sự  (19/7/1946 – 19/7/2016), với các nội dung:

Một số hoạt động hướng tới tổ chức kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (19/7/1946-19/7/2016)

Hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự, ngày 12 tháng 10 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 1808/QĐ-BTP về việc ban hành Kế hoạch hoạt động hướng tới tổ chức kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (19/7/1946 – 19/7/2016 với mục đích tuyên truyền nâng cao nhận thức của công chức, người lao động trong các cơ quan thuộc Hệ thống Thi hành án dân sự và Thừa phát lại về lịch sử hình thành và phát triển của Hệ thống, của ngành Tư pháp và của đất nước, đồng thời giáo dục truyền thống, khích lệ tự hào nghề nghiệp, phát huy tính chủ động sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, vượt qua khó khăn, thử thách của các thế hệ công chức, người lao động các cơ quan thuộc Hệ thống Thi hành án dân sự và Thừa phát lại; bồi dưỡng và phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống ngành Tư pháp, truyền thống Thi hành án dân sự, tạo không khí thi đua thiết thực trong toàn Hệ thống, góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự được Quốc hội và Chính phủ giao. Các hoạt động hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự tập trung vào những nội dung cụ thể sau:

Thành tựu trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự

Dưới chế độ phong kiến, pháp luật về thi hành án dân sự ở nước ta điều chỉnh hoạt động thi hành án dân sự cùng với hoạt động xét xử của Toà án, các luật lệ lúc bấy giờ được ban hành như: Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long chưa phân định rõ ràng giữa thủ tục thi hành án và thủ tục xét xử. Đến giai đoạn đất nước ta dưới thời nửa phong kiến nửa thuộc địa, pháp luật về thi hành án dân sự quy định thủ tục thi hành án dân sự chủ yếu do tổ chức Thừa phát lại thực hiện; theo quy định tại Luật Tố tụng dân sự ban hành kèm theo Nghị định ngày 16/3/1910 của Toàn quyền Đông Dương thì Thừa phát lại được giao làm nhiều công việc có tính chất hành chính tại Toà án và thi hành các bản án.

Chi đoàn Cục Thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng “Vì đàn em thân yêu”

Nhân kỷ niệm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự và 20 năm chuyển giao công tác thi hành án dân sự từ Toà án sang cơ quan thuộc Chính phủ, Cục Thi hành án dân sự thành phố phát động phong trào thi đua đợt cao điểm lập thành tích chào mừng, quyết tâm phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu do Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự giao.