Thực thi pháp luật nghiêm minh vì sự phát triển trong tiến trình hội nhập
Năm 2017, hệ thống thi hành án dân sự (THADS) tiếp tục ghi những dấu ấn quan trọng trên chặng đường hơn 70 năm xây dựng và trưởng thành. Ðiều đó khẳng định rõ hơn vị trí, vai trò quan trọng của mình trong việc bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân và phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) đất nước.
Các cách tiếp cận, các phương pháp thẩm định giá tài sản đã kê biên trong thi hành án dân sự
Việc tiến hành thẩm định giá tài sản đã kê biên trong thi hành án dân sự được tiến hành theo một số cách tiếp cận hay phương pháp khác nhau, có 03 cách tiếp cận chính là: thị trường, chi phí và thu nhập, trong mỗi cách tiếp cận có các phương pháp khác nhau. Cơ sở giá trị tài sản có thể là cơ sở giá trị thị trường hoặc cơ sở giá trị phi thị trường. Giá trị tài sản được ước tính trên cơ sở giá trị thị trường là giá trị thị trường, giá trị tài sản được ước tính trên cơ sở giá trị phi thị trường là giá trị phi thị trường và được xác định bằng các cách tiếp cận theo quy định của hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
Hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam
Thẩm định giá tài sản đã kê biên là một trong những hình thức định giá tài sản trong thi hành án dân sự. Trong hoạt động thi hành án dân sự, nhiều Chấp hành viên đã tiến hành ký hợp đồng thẩm định giá tài sản với tổ chức có chức năng thẩm định giá tài sản đã kê biên. Việc thẩm định giá tài sản đã kê biên trong thi hành án dân sự của tổ chức thẩm định giá phải tuân theo Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi giới thiệu để các Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự cần lưu ý đến Hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
Một số kết quả công tác thi hành án dân sự nổi bật Quý I/2018
Quý I/2018 công tác thi hành án dân sự tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, cùng với sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể công chức, người lao động trong Hệ thống, công tác thi hành án dân sự Quý I/2018 đã đạt được những kết quả nổi bật, góp phần bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân, tích cực giải phóng nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Phối hợp liên ngành trong thống kê góp phần tạo chuyển biến tích cực trong công tác thi hành án dân sự
Ngày 31/5/2016, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT-BTP-VKSND-TANHTC về hướng dẫn phối hợp trong thống kê thi hành án dân sự (sau đây gọi tắt là Thông tư), có hiệu lực 01/8/2016. Bộ Tư pháp đã có Báo cáo số 12/BC-BTP ngày 10/01/208 đánh giá qua hơn một năm triển khai thực hiện phối hợp thống kê liên ngành trong thi hành án dân sự theo Thông tư cho thấy nhiều kết quả đã đạt được góp phần tạo chuyển biến tích cực trong công tác thi hành án dân sự nhưng cũng còn nhiều hạn chế cần có biện pháp khắc phục.
Nhiều nhiệm vụ thi hành án dân sự trọng tâm năm 2018
Năm 2018 là năm thứ ba đất nước ta thực hiện mục tiêu, các chỉ tiêu quan trọng và nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm 2016 - 2020 tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Đây cũng là năm thứ ba các cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2016 và các năm tiếp theo. Trước yêu cầu tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, tạo dựng thể chế, cơ chế, chính sách và môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, an toàn, thuận lợi và yêu cầu xây dựng Chính phủ “kiến tạo, phát triển, liêm chính và phục vụ”, để lãnh đạo Hệ thống THADS hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Chương trình công tác trọng tâm của Bộ Tư pháp trong lĩnh vực thi hành án dân sự, thi hành án hành chính (kèm theo Quyết định số 2566/QĐ-BTP ngày 14/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp). Theo đó, năm 2018, Bộ Tư pháp sẽ tập trung vào năm nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau: