Hà Tĩnh: Đẩy mạnh giải quyết việc thi hành án dân sự tồn đọng, nâng cao hiệu quả THADS ở thành phố Hà Tĩnh

10/01/2012
Theo đề nghị của Cục THADS tỉnh, ngày 06/01/2012 UBND thành phố Hà Tĩnh tổ chức buổi làm việc để đánh giá tình hình công tác THADS trên địa bàn thành phố năm 2011, thảo luận và thống nhất thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả THADS năm 2012; Thành phần tham dự hội nghị về phía UBND thành phố Hà Tĩnh có đồng chí Trần Thế Dũng, Tỉnh uỷ viên – Chủ tịch UBND thành phố - Trưởng Ban chỉ đạo THADS; đồng chí Đậu Thị Thuỷ Chủ tịch HĐND thành phố, các thành viên Ban chỉ đạo THADS và toàn bộ Lãnh đạo chi cục THADS thành phố Hà Tĩnh; Về phía Cục THADS tỉnh Hà tĩnh có đồng chí Nguyễn Văn Cường Cục trưởng, các Phó cục trưởng và Phụ trách Văn phòng Cục.


Đợt “vi hành” đầu năm 2012 này của Cục THADS tỉnh Hà Tĩnh để tăng cường phối hợp với Ban chỉ đạo THADS thành phố Hà Tĩnh, đẩy mạnh giải quyết việc THADS tồn đọng, nâng cao hiệu quả THADS trên địa bàn trung tâm của tỉnh, nơi còn  nhiều việc THADS tồn đọng và có số việc và tiền THADS nhiều nhất tỉnh. 

Tại buổi làm việc, các thành viên được nghe Chi cục THADS thành phố Hà Tĩnh báo cáo công tác THADS 02 năm 2010 – 2011; Dự thảo báo cáo tổng kết hoạt động của Ban chỉ đạo THADS thành phố năm 2011; Kế hoạch công tác THADS năm 2012; Dự thảo Chỉ thị của UBND thành phố Hà Tĩnh về việc tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác THADS trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh; Có nhiều ý kiến thảo luận tích cực, trách nhiệm của các thành viên hội nghị về thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp giải quyết việc THADS tồn đọng, nâng cao hiệu quả THADS bền vững ở thành phố Hà Tĩnh; Nổi bật là một số ý kiến khẳng định và tiên quyết, như:

- Thi hành án là công đoạn cuối cùng để hình phạt đối với tội phạm, xữ lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật và buộc khắc phục thiệt hại gây ra; Hoạt động THADS có hiệu quả  là góp phần tích cực phòng ngừa, đấu tranh thực tế đối với tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, để phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động thi hành án mà không có hiệu quả thì kết quả của hoạt động tố tung từ điều tra, truy tố, xét xử đối với vụ án hình sự & hoạt động tố tụng đối với vụ án dân sự, kinh tế, …không có ý nghĩa trên thực tiễn, quyết định trong bản án, quyết định của Toà án chỉ có ý nghĩa trên giấy…

- Thành phố Hà Tĩnh là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Hà Tĩnh, có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội,..  Nhưng cùng với sự phát triển này cũng phải đối mặt với nhiều mặt trái của nền kinh tế thị trường, là tình hình tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật diễn biến phức tạp; Từ đó số việc phải THADS nhiều và nhiều việc rất khó thi hành. Mặt khác số việc và tiền THADS ở thành phố còn tồn đọng nhiều và còn nhiều việc và tiền trả đơn yêu cầu, người được thi hành án có quyền yêu cầu trở lại khi có điều kiện thi hành. Vì vậy tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan chuyên môn với cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương để đẩy mạnh giải quyết việc THADS tồn đọng, nâng cao hiệu quả THADS trên địa bàn trung tâm của tỉnh là cần thiết;

- Luật THADS năm 2008 đã xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nâng cao hơn vị trí, vai trò cho các cơ quan THADS, Chấp hành viên; xác định rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức hữu quan trong hoạt động THADS, cũng như công tác quản lý nhà nước của chính quyền các cấp về THADS;

Cùng với sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của Cục THADS tỉnh, Cấp uỷ, chính quyền và sự nổ lực của cán bộ công chức Chi cục THADS, công tác THADS ở thành phố Hà Tĩnh cũng đã có chuyển biến tích cực, kết quả THADS năm sau cao năm trước, giải quyết được một số vụ việc tồn đọng kéo dài; Đặc biệt là giải quyết dứt điểm vụ tranh chấp đất đai rất khó khăn, phức tạp đã kéo dài 15 năm, giữa ông Nguyễn Viết Lan và ông Trần Đức Ngọ, giá trị thi hành 3 tỷ đồng; vụ kiện đòi nợ giữa bà Nguyễn Thuý Hoà, ông Võ Đông Giang, bà Lê Thị Hương, bà Nguyễn Thị Hồng trị giá 1,3 tỷ đồng..v.v.

Thế nhưng, công tác THADS tại thành phố Hà Tĩnh 02 năm liền (2010 – 2011) không hoàn thành chỉ tiêu, việc THADS còn tồn đọng nhiều; Trong công tác THADS vẫn còn bộc lộ một số tồn tại thiếu sót về trình tự, thủ tục áp dụng pháp luật và quan hệ phối hợp trong công tác THADS..v.v. Nguyên nhân của những hạn chế này có phần do khách quan song nguyên nhân chủ quan vẫn đóng vai trò quan trọng:

Về nguyên nhân chủ quan: Công tác quản lý chỉ đạo việc thi hành nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức Chi cục THADS thành phố Hà Tĩnh còn lúng túng, chưa khoa học, chưa quyết liệt, chưa có giải pháp cụ thể trong chỉ đạo hoạt động THADS… Một số Chấp hành viên, công chức, chưa tích cực, tâm huyết, thiếu chủ động trong triển khai thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình…Chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính chưa nghiêm, ý thức rèn luyện đạo đức nghề nghiệp  chưa cao… Chấp hành chưa đầy đủ các qui định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định dân sự; thời hạn, thời hiệu ban hành các quyết định về thi hành án dân sự; Kỹ năng công tác nghiệp vụ còn nhiều yếu kém…

Công tác quản lý, chỉ đạo của Phòng THADS tỉnh trước đây đối với Chi cục THADS thành phố trong nhiều năm bị buông lỏng. Từ tháng 04/2010 lại nay mới được Cục THADS tỉnh tăng cường 01 lãnh đạo Chi cục và 02 Chấp hành viên, bố trí biên chế và kinh phí cao nhất tỉnh, các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao thấp nhất tỉnh; Tổ chức 04 đợt kiểm tra hướng dẫn chỉ đạo, bố trí 01 Phó Cục trưởng thường xuyên theo dõi, hướng dẫn; Nhưng chỉ mới  hướng dẫn, chỉ đạo đến những việc cụ thể, mà chưa có giải pháp tổng thể để quản lý chỉ đạo, nên hiệu quả chưa đạt được yêu cầu mong muốn.

Chi cục THADS thành phố, chưa làm tốt vai trò tham mưu cho Uỷ ban nhân dân, Ban chỉ đạo THADS thành phố, trong việc chỉ đạo tổ chức phối hợp công tác thi hành án dân sự; chưa thực hiện đúng nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong THADS, chưa làm tốt vai trò thường trực Ban chỉ đạo THADS.

Về nguyên nhân khách quan.

Một số việc người phải thi hành án có điều kiện thi hành nhưng không tự nguyện thi hành, mà tài sản quá lớn so với nghĩa vụ phải thi hành án, không thể chia tách, không thể áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành; Một số việc người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù, nhưng tại nơi cư trú, nơi công tác người phải thi hành án có tài sản hoặc điều kiện thi hành án, nhưng người đanng quản lý tài sản không hợp tác để thi hành, chưa có cơ ché xử lý hữu hiệu; Một số việc người phải thi hành án không có điều kiện thi hành án, nhưng chưa đủ điều kiện để được miễn giảm, hoặc đủ điều kiện về thời gian nhưng người phải thi hành án lại không có điều kiện nộp được 1/20 nghĩa vụ thi hành án để được xét miển giảm; Một số việc người phải thi hành án bỏ đi khỏi nơi cư trú, không khai báo, hoặc chấp hành xong hình phạt tù không trở về nơi cư trú…không ai biết hiện ở đâu, kể cả gia đình;  Một số việc THADS đối với tổ chức kinh tế (doanh nghiệp), không cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập, không hợp tác trong công tác xác minh của Chấp hành viên, chưa có chế tài để xữ lý; Một ít việc các cơ quan tiến hành tố tụng không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, hoặc biện pháp bảo đảm thi hành án, nên đến giai đoạn thi hành án, người phải thi hành án đã tẩu tán hết tài sản không còn để thi hành án, dẫn đến tồn đọng…

Về giải pháp.   Cục THADS tỉnh Hà Tĩnh & Ban chỉ đạo THADS thành phố Hà Tĩnh, thống nhất phối hợp thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:

* Cục THADS tỉnh:  Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo của Cục THADS tỉnh đối với Chi cục THADS thành phố; Kiểm tra, hướng dẫn cụ thể các biện pháp giải quyết việc THADS tồn đọng, khắc phục những tồn tại thiếu sót; Không để việc THADS còn tồn đọng do lỗi chủ quan; Tăng cường chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính, giáo dục đạo đức nghề nghiệp, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác đối với Chấp hành viên, công chức theo hướng tăng cường năng lực giải quyết việc THADS cho Chi cục THADS thành phố Hà Tĩnh;

* Ban Chỉ đạo THADS thành phố Hà Tĩnh: Xác định công tác THADS là khâu quan trọng, đảm bảo cho các bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực trên thực tế; Kết quả THADS thấp không những ảnh hưởng đến uy tín của hệ thống cơ quan Tư pháp mà còn ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, chính quyền, hiệu lực hiệu quả của bộ máy nhà nước; Quyền và lợi ích của Nhà nước, các tổ chức và công dân không được đảm bảo. Vì vậy Ban chỉ đạo THADS thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện một số việc: Xây dựng và ban hành Kế hoạch chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong THADS trên địa bàn; Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành chỉ thị về tăng cường nâng cao hiệu quả THADS trên địa bàn thành phố; Chỉ đạo Chi cục THADS thành phố làm tốt việc phân loại án, rà soát những vụ việc có khó khăn phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị trật tự an toàn xã hội cần cưỡng chế, trình Ban chỉ đạo giải quyết; Chỉ đạo Phòng Tư pháp, Đài phát thanh truyền hình phối hợp các cơ quan liên quan tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về THADS;

Sự phối hợp tích cực với nhiều giải pháp đồng bộ trên đây, hứa hen công tác THADS dân sự trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, sẽ chuyển biến tích cực và phát triển bền vững trong những năm tới./.

                                                                    Võ Thuần Nho