Xây dựng Đề án Tinh giản biên chế của hệ thống Thi hành án dân sự giai đoạn 2022-2026

27/11/2023


Trên cơ sở các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 18/10/2022 phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2022-2026, trong đó, giao Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm xây dựng đề án tinh giản biên chế (TGBC) của giai đoạn 2022-2026 và hằng năm đến hết năm 2026.
Căn cứ Đề án TGBC của Bộ Tư pháp giai đoạn 2022-2026 (ban hành kèm theo Quyết định số 999/QĐ-BTP ngày 09/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) trong đó yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ: trên cơ sở Đề án TGBC của Bộ và tình hình quản lý, sử dụng công chức của đơn vị mình, xây dựng Đề án TGBC trong 5 năm (2022-2026) và xây dựng Kế hoạch TGBC hàng năm của đơn vị để trình Bộ trưởng phê duyệt”.
Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) đã xây dựng trình lãnh đạo Bộ  Tư pháp phê duyệt  Đề án TGBC của hệ thống THADS giai đoạn 2022-2026.
1. Cơ sở chính trị, pháp lý
Kết luận số 28-KL/TW ngày 21/02/2022 của Bộ Chính trị về TGBC và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đặt ra nhiệm vụ, giải pháp là: “Thực hiện TGBC có trọng tâm, trọng điểm, không cào bằng và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, cơ quan, đơn vị. Tiếp tục TGBC đối với các bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa hoàn thành mục tiêu theo Nghị quyết số 39-NQ/TW. Gắn TGBC với đổi mới tổ chức bộ máy, cải cách chế độ tiền lương, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thu hút người có đức, có tài vào làm việc trong hệ thống chính trị”.
Để tiếp tục đẩy mạnh việc TGBC, ngày 18/7/2022, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 40-KL/TW về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022 - 2026, trong đó kết luận: “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện TGBC theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Giai đoạn 2021-2026, toàn hệ thống chính trị tinh giản ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức và ít nhất 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Đối với các cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị chưa thực hiện giảm đủ 10% biên chế giai đoạn 2016-2021 thì phải đồng thời vừa thực hiện mục tiêu TGBC giai đoạn 2022-2026, vừa phải tiếp tục thực hiện chỉ tiêu TGBC giai đoạn 2016 - 2021. Những nơi thực hiện vượt chỉ tiêu giai đoạn 2016-2021 thì phần vượt được tính vào kết quả thực hiện giai đoạn 2022-2026”.
Trên cơ sở các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 18/10/2022 phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2022-2026, trong đó, giao Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm xây dựng đề án TGBC của giai đoạn 2022-2026 và hằng năm đến hết năm 2026.
Căn cứ Đề án TGBC của Bộ Tư pháp giai đoạn 2022-2026 (ban hành kèm theo Quyết định số 999/QĐ-BTP ngày 09/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) trong đó yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ: trên cơ sở Đề án tinh giản biên chế của Bộ và tình hình quản lý, sử dụng công chức của đơn vị mình, xây dựng Đề án TGBC trong 5 năm (2022-2026) và xây dựng Kế hoạch TGBC hàng năm của đơn vị để trình Bộ trưởng phê duyệt”.
2. Cơ sở thực tiễn
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII xác định: “Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước. Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình; kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức”, với nhiệm vụ trọng tâm “Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh; cải cách tư pháp, tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội, trước hết là sự gương mẫu tuân theo pháp luật, thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, của cán bộ, đảng viên; tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc”. Ngày 09/11/2022, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6 khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, trong đó xác định mục tiêu “Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, được phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả; nền hành chính, tư pháp chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại; bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, thực sự chuyên nghiệp, liêm chính; quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả”. Với chức năng quản lý nhà nước về công tác THADS và thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước; thực hiện quản lý chuyên ngành về THADS và thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật, nhiệm vụ đặt ra đối với hệ thống THADS trong giai đoạn hiện nay là hết sức nặng nề, nhất là trong các lĩnh vực tham mưu xây dựng pháp luật về THADS, thi hành án hành chính và tổ chức THADS...
Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hệ thống THADS không ngừng được tăng cường về số lượng, nâng cao hơn nữa về chất lượng, bảo đảm am hiểu pháp luật, tinh thông kỹ năng nghiệp vụ; có bản lĩnh vững vàng và phẩm chất đạo đức trong sạch; mặt khác cũng cần thực hiện việc rà soát, tinh giản đối với trường hợp công chức, viên chức, người lao động không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao hoặc yếu kém về phẩm chất, đạo đức.
Thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý công chức, viên chức, công tác quản lý biên chế của Tổng cục THADS ngày càng hoàn thiện bài bản và có nhiều đổi mới; nghiêm túc, kịp thời, theo đúng quy định và thẩm quyền, yêu cầu nhiệm vụ, công việc được giao.
Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách TGBC, Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS đã xây dựng đề án và kế hoạch TGBC của Bộ Tư pháp giai đoạn 2015-2021, các đơn vị, cơ quan THADS địa phương đã xây dựng Đề án TGBC trong 05 năm; đã ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức Tổng cục THADS làm cơ sở để TGBC và hằng năm triển khai thực hiện TGBC theo quy định.
Qua thực hiện chủ trương TGBC theo Nghị quyết số 39-NQ/TW, Nghị định số 108/2014/NĐ-CP cho thấy hệ thống tổ chức bộ máy THADS đã thực hiện tinh giản được một bộ phận công chức làm việc không hiệu quả, năng lực, trình độ chuyên môn không đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ được giao, thiếu động lực làm việc; sau khi tinh giản thì biên chế không được bổ sung mà vẫn tiếp tục cắt giảm theo lộ trình đến năm 2026.
Tuy nhiên, việc thực hiện TGBC vẫn còn có hạn chế nhất định; chính sách TGBC chưa thực sự giảm được những người cần giảm; chưa khắc phục được tình trạng “vừa thừa lại vừa thiếu” biên chế trong các cơ quan, đơn vị; vẫn còn các công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành nhiệm vụ, tinh thần trách nhiệm chưa cao, thái độ ứng xử chưa chuẩn mực nên đã tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động, chất lượng phục vụ.
Từ những cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn công tác quản lý công chức, viên chức, yêu cầu đặt ra đối với hệ thống THADS về việc xây dựng Đề án TGBC của Tổng cục THADS giai đoạn 2022-2026 là cần thiết.
- Nguyễn Thị Huệ, Vụ Tổ chức cán bộ -