Kê biên tài sản đang cầm cố thế chấp để thi hành án và một số vấn đề từ thực tiễn
Theo quy định Điều 90 Luật Thi hành án dân sự (Luật THADS), trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án. Theo đó, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp hợp pháp trước khi có bản án, Quyết định của Tòa án để thi hành án khi tài sản đó đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Nâng cao hiệu quả công tác thi hành án hành chính
Công tác thi hành án hành chính là lĩnh vực còn mới so với thi hành án dân sự và thi hành án hình sự, đến nay, còn nhiều quy định chưa phù hợp với thực tiễn. Bài viết nghiên cứu quy định của pháp luật về thi hành án hành chính đặt trong mối quan hệ với pháp luật khác có liên quan. Tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, từ đó nghiên cứu đưa ra kiến nghị, đề xuất giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác này.
Kê biên, xử lý tài sản là động sản để thi hành án - Một số khó khăn từ thực tiễn
Trong các loại tài sản bị kê biên, xử lý để thi hành án thì động sản là loại tài sản phổ biến. Bên cạnh một số ưu điểm như giá trị tài sản thường tương ứng với khoản phải thi hành án; tính thanh khoản cao…thì việc kê biên, xử lý loại tài sản này cũng còn nhiều hạn chế. Bài viết dưới đây sẽ phân tích một số vướng mắc từ thực tiễn tổ chức thi hành án đối với loại tài sản này, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ, công chức ngành Tư pháp, Thi hành án dân sự
Trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta cũng như trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng bộ máy Nhà nước, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới công tác cán bộ. Theo Người, “cán bộ là cái gốc của mọi công việc…, “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được”. Nghiên cứu về cán bộ và công tác cán bộ, Cố Tổng Bí thư Trường Chinh đã khẳng định: “… Cán bộ là vốn quý nhất”. Thật thế, vì ai thi hành chủ trương, ai chấp hành nhiệm vụ? Cố nhiên toàn dân, nhưng trước hết phải là cán bộ, nghĩa là những người xung phong, tích cực đem đường lối, chủ trương, chính sách đó tuyên truyền trong quần chúng, tổ chức, hướng dẫn quần chúng thi hành, làm gương mẫu cho nhân dân thi hành.
Một số vấn đề về tạm hoãn xuất cảnh trong thi hành án dân sự
Xuất cảnh là ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam. Việc đương sự, đặc biệt là người phải thi hành án (người Việt Nam, người nước ngoài) xuất cảnh sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc tổ chức thi hành án. Việc tạm hoãn xuất cảnh của người phải thi hành án được quy định tại Điều 51 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 33/2020/NĐ-CP(Nghị định số 62/2015/NĐ-CP); Điều 28, Điều 29 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 được sửa đổi, bổ sung năm 2019( gọi tắt là Luật Xuất nhập cảnh); Điều 21, Điều 22 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 94/2015/NĐ-CP và Nghị định số 75/2020/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định số 136/2007/NĐ-CP).
Nâng cao hiệu quả thi hành án- Góc nhìn từ thực tiễn ban hành phán quyết của Tòa án
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức thi hành án, trong đó nội dung Bản án, Quyết định của tòa án có một vai trò đặc biệt quan trọng. Một phán quyết đúng, chính xác, rõ ràng là điều kiện vô cùng quan trọng để việc thi hành phán quyết được thuận lợi. Tuy nhiên trong thực tiễn, vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập. Bài viết dưới đây phân tích một số vấn đề còn tồn tại trong việc ban hành các bản án, quyết định của Tòa án và đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm hạn chế tình trạng này, góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành án.
Khó khăn, vướng mắc khi kê biên nhà ở của người phải thi hành án. Định hướng hoàn thiện thể chế Luật Thi hành án dân sự
Công tác thi hành án dân sự là khâu quyết định để bản án, quyết định hoặc một phần bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật được thi hành trên thực tế. Trường hợp, người phải thi hành án không tự nguyện thi hành theo quy định tại Điều 45, Điều 46 Luật Thi hành án dân sự thì Chấp hành viên được phân công tổ chức thi hành án buộc phải áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành. Một trong các biện pháp cưỡng chế thi hành án là kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ, trong đó pháp luật về thi hành án dân sự quy định về việc kê biên nhà ở của người phải thi hành án là biện pháp cưỡng chế cuối cùng khi người phải thi hành án không còn tài sản nào khác để bảo đảm nghĩa vụ thi hành án hoặc khi người phải thi hành án tự nguyện giao tài sản là nhà ở duy nhất cho cơ quan thi hành án dân sự kê biên, xử lý. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình kê biên, xử lý nhà ở của người phải thi hành án phát sinh khó khăn, vướng mắc từ mặt thể chế cần có quy định cụ thể hơn.