Thi hành án liên quan đến hộ gia đình

Thực tiễn tổ chức thi hành án, nhiều trường hợp cơ quan Thi hành án dân sự gặp khó khăn trong việc kê biên quyền sử dụng đất nói riêng và tài sản khác của hộ gia đình nói chung để thi hành án. Nhiều vụ việc gặp phải sự phản ứng quyết liệt của các thành viên khác trong hộ gia đình vì họ cho rằng mình là thành viên của hộ gia đình đó nhưng khi cơ quan Thi hành án dân sự kê biên tài sản lại không thông báo cho họ, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Vậy làm thế nào để xác định được ai là thành viên của hộ gia đình? Kê biên tài sản của hộ gia đình để thi hành án thì có cần phải làm việc với tất cả các thành viên của hộ gia đình không? Đây là câu hỏi được một số cơ quan Thi hành án dân sự đặt ra. Tôi xin trình bày quan điểm của mình về vấn đề này như sau:

Phí thi hành án dân sự, một số bất cập trong thực tiễn thi hành

I. Phí thi hành án dân sự.
Hoạt động thi hành án dân sự là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền nhằm đưa bản án, quyết định của Tòa án ra thi hành trên thực tế. Đây là những hoạt động đã hình thành từ rất sớm. Tuy nhiên, những quy định về phí thi hành án thì chỉ mới ra đời từ khi có Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 (PLTHADS) và đến khi Thông tư liên tịch số 43/2006/TTLT-BTC-BTP ngày 19/5/2006 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án có hiệu lực thi hành, thì việc thu phí thi hành án dân sự mới chính thức đi vào cuộc sống. Từ đó cho đến nay, các quy định của pháp luật về phí thi hành án dân sự đã có nhiều thay đổi như mức phí phải thu, đối tượng phải nộp (Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 quy định người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án phải nộp phí thi hành án đối với khoản thi hành án có giá ngạch tính trên giá trị tài sản mà người đó thực nhận), cơ quan thu phí (Hiện nay Văn phòng Thừa phát lại cũng có thẩm quyền thu phí trong trường hợp Văn phòng tổ chức thi hành án).

Khấu trừ lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội của người phải thi hành án để thi hành án

Theo quy định của Luật Thi hành án dân sự 2008, một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với tài khoản là tiền đó là “Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án”. Nội dung này được quy định trong Điều 78 Luật Thi hành án dân sự như sau:

Xử lý đơn yêu cầu Thi hành án trong trường hợp người được thi hành án không nêu rõ thông tin về điều kiện thi hành án và không yêu cầu cơ quan thi hành án xác minh điều kiện thi hành án

Luật Thi hành án dân sự 2008 đã có hiệu lực đã được hơn 3 năm nhưng vẫn có nhiều trường hợp đơn yêu cầu thi hành án của đương sự bị trả lại hoặc đơn được nhận nhưng cơ quan Thi hành án dân sự vẫn không ra Quyết định thi hành án. Lý do của việc này là đơn yêu cầu chưa đáp ứng được đầy đủ các quy định của pháp luật. Thực tế, để một Bản án, Quyết định của Tòa án được thực thi trên thực tế thì Cơ quan thi hành án dân sự phải ra Quyết định thi hành án và tổ chức thi hành quyết định đó. Theo quy định tại Điều 36 Luật Thi hành án dân sự thì ngoài các trường hợp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành đối với phần bản án, quyết định được quy định tại Khoản 1 thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ ra quyết định thi hành án khi có đơn yêu cầu thi hành án.

Một vài ý kiến trao đổi về bài viết “nghiên cứu trao đổi nghiệp vụ về bảo lãnh cho người cho vay phải chịu chi phí cưỡng chế không”

Theo quan điểm của tôi, để giải quyết khúc mắc của vấn đề này, trước hết cơ quan thi hành án dân sự phải xác định chính xác ai là người phải thi hành án. Bản án số 06/KDTM-ST của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh xử về việc tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa ông Mai Văn Vẻ - Đông Du - Đào Viên - Quế Võ - Bắc Ninh và Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á đã tuyên “ Buộc ông Mai văn Vẻ phải trả cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á tổng số tiền 243.800.000đ. Nếu ông Vẻ không trả thì phát mại toàn bộ tài sản thế chấp là QSDĐ của ông Nguyễn Quang Đáp - thôn Bồng lai - xã Bồng Lai - Quế Võ - Bắc Ninh  là tài sản ông Đáp bảo lãnh cho khoản vay của ông Vẻ để đảm bảo việc thi hành án”. Như vậy, chúng ta phải xác định trong trường hợp này, ông Mai Văn Vẻ là người phải thi hành án, ông Nguyễn Quang Đáp là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan- là người có nghĩa vụ phải dùng tài sản của mình để đảm bảo việc thi hành án của ông Mai Văn Vẻ. Ngoài khoản tiền phải trả cho người được thi hành án là Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á còn có 2 khoản tiền phải thi hành án đó là khoản án phí 12.000.000 đồng và khoản chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự.

Nghiên cứu trao đổi nghiệp vụ: “Chấp hành viên kê biên tài sản có đảm bảo?”

Tại Quyết định thoả thuận số 13 ngày 26/4/2010 Toà án đã công nhận thoả thuận buộc bà K phải trả ông N số tiền 200.000.000đ. Vì bà K không trả ông N theo thoả thuận ngày 05/05/2012 ông N làm đơn đề nghị thi hành án và để chứng minh bà K có điều kiện thi hành án ông N đã cung cấp bà K có 01 mảnh đất sổ đỏ mang tên bà H bà đã bán cho bà K quá trình giải quyết việc ông N và bà K tại Toà án đã nhiều lần bà K đề nghị gán cho ông N mảnh đất trên nhưng vì bà K tính giá quá cao lên ông N không chấp nhận.

Nghiên cứu trao đổi nghiệp vụ về  “Bảo lãnh cho người vay có phải chịu chi phí cưỡng chế không”

Tại Bản án số 06/KDTM-ST của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh xử về việc tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa ông Mai Văn Vẻ - Đông Du - Đào Viên - Quế Võ - Bắc Ninh và Ngân hàng TMCP Đông á tại phần Quyết định bản án tuyên “ Buộc ông Mai văn Vẻ phải trả cho Ngân hàng tổng số tiền 243.800.000đ

Thẩm quyền đề nghị miễn thi hành khoản tiền phạt còn lại theo khoản 2 Điều 58, khoản 3 Điều 76 Bộ luật Hình sự - Còn chưa rõ ràng.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, miễn, giảm mức hình phạt đã tuyên thể hiện chính sách khoan hồng của Nhà nước đối với người phạm tội khi đáp ứng đầy đủ một số điều kiện nhất định. Chính sách này của Nhà nước nhằm khuyến khích người bị kết án cải tạo tốt, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra. Việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự cũng không nằm ngoài ý nghĩa và mục đích nói trên. Tuy nhiên, đứng trên góc độ các quy định của pháp luật hiện nay liên quan đến việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục. Xin nêu ra một số bất cập và phân tích để các đồng nghiệp cùng trao đổi.

Việc thi hành khoản khoản thu cho ngân sách nhà nước không thể thi hành được - Cần một giải pháp mạnh

Thi hành án dân sự là một hoạt động quan trọng nhằm hiện thực hóa kết quả của quá trình tố tụng và giải quyết tranh chấp trong thực tiễn. Do đó, tổ chức thi hành dứt điểm bản án, quyết định có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Trong những năm qua, nhất là từ khi Luật Thi hành án dân sự được ban hành, công tác thi hành án dân sự đã có những chuyển biến tích cực, kết quả thi hành án năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt, trong 3 năm gần đây, mặc dù số lượng việc phát sinh mới hàng năm không ngừng tăng lên, nhưng dưới sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Tư pháp và sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu trong thực hiện nhiệm vụ của toàn thể chấp hành viên, thẩm tra viên, cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự, kết quả thi hành xong về việc, về tiền nói chung, số việc, tiền thu cho ngân sách nhà nước nói riêng so với số việc, số tiền có điều kiện thi hành hàng năm luôn vượt chỉ tiêu giao (năm 2009 kết quả về việc đạt 78,72%, về tiền đạt 67,08%; năm 2010 kết quả về việc đạt 86,35%, về tiền đạt 80,1%; năm 2011 kết quả về việc đạt 87,96%, về tiền đạt 76,1%. Tuy nhiên, trong thực tế mặc dù được Đảng, Nhà nước quan tâm, các cơ quan Thi hành án dân sự tích cực tổ chức thi hành bản án, quyết định nhưng kết quả thực tế việc thi hành án vẫn chưa đáp ứng được mong muốn của xã hội, số lượng bản án chưa được thi hành hàng năm vẫn chiếm một tỷ lệ lớn trong số phải thi hành nhưng chưa được thi hành dứt điểm. Theo báo cáo của các cơ quan Thi hành án dân sự địa phượng, hiện nay trong toàn quốc còn 289.399 việc với 27.959.050.258 nghìn đồng chưa tổ chức thi hành xong (bao gồm cả việc thi hành cho công dân, cơ quan, tổ chức và thu cho ngân sách nhà nước).

Vướng mắc trong việc yêu cầu định giá lại tài sản

Luật Thi hành án dân sự năm 2008 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong công tác thi hành án, khắc phục được những hạn chế, bất cập của Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004, đồng thời góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, quá trình thực hiện Luật Thi hành án dân sự năm 2008 vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập.