Sa Thầy (Kon Tum): Con đánh người, bố mẹ chống thi hành án

Vụ án xảy ra, khoảng 19h ngày 02/02/2007, cậu ấm Lê Đại Dương cùng các chiến hữu của mình, gồm: Phạm Công Đoàn; Lương Văn Đồi và Ngô Xuân Quảng, cùng nhau đi đánh anh Phạm Ngọc Anh (trú cùng thôn với ông Đương). Khi đi Đoàn cầm kiếm, Đồi cầm dao làm bằng lưỡi cưa, Quảng và Dương mỗi người cầm một gậy le. Trên đường đi có thêm Trần Văn Tùng đi theo, cả bọn đến nhà anh Phạm Ngọc Anh, trong nhà tắt điện. Tùng cầm cuốc đập vào cửa, khoảng 15 phút sau anh Anh nhảy qua cửa sổ chạy ra ngoài. Cả bọn đuổi theo, được khoảng 600m thì đuổi kịp anh Anh. Đoàn cầm kiếm, Đồi cầm dao, Dương cầm gậy đánh anh Anh, gây thương tích tỷ lệ thương tật 15% tạm thời cho anh Phạm Ngọc Anh.

Lúng túng trong việc thi hành nghĩa vụ giao người chưa thành niên cho người khác nuôi dưỡng

Bản án sơ thẩm về hôn nhân gia đình số 44/HNGĐ-ST, ngày 12/11/2011 của Toà án nhân dân huyện B tuyên về quan hệ con chung như sau:
"Xử giao cháu Nguyễn Văn A, sinh ngày 20/10/2008 cho chị Trần Thị B nuôi dưỡng, chấp nhận sự tự nguyện của chị B không yêu cầu anh H cấp dưỡng nuôi con chung. Cháu A đang ở cùng với anh H, anh H được quyền đi lại thăm nom con chung, không ai được ngăn cản quyền này."

Tổ chức thi hành án đối với người phải thi hành án là Doanh nghiệp và các thành viên góp vốn của doanh nghiệp

Trong điều kiện đất nước ta đang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, các loại hình doanh nghiệp hiện đang phát triển mạnh và có nhiều đóng góp đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Để định hướng cho tổ chức hoạt động của doanh nghiệp, ngày 29/11/2005, Quốc hội nước ta đã ban hành Luật Doanh nghiệp để điều chỉnh vấn đề này.

Phân biệt giữa "bồi thường" và "bồi dưỡng" để thu phí thi hành án cho đúng

Bản án số 16/2011/HSST, ngày 02/8/2011 của Toà án nhân dân huyện B xét xử đối với bị cáo Phạm Đình T về tội "dâm ô đối với trẻ em". Tại phần quyết định của bản án có tuyên về trách nhiệm dân sự:
"Buộc bị cáo Phạm Đình T phải bồi thường cho cháu Vũ Quỳnh N tổn thất về tinh thần, danh dự, nhân phẩm số tiền là 10 tháng lương tối thiểu chung (mỗi tháng 830.000 đồng), số tiền là 830.000 đồng x 10 tháng = 8.300.000 đồng. Số tiền này được trừ trong tổng số tiền 10.000.000 đồng bị cáo đã tự nguyện nộp tại Chi cục thi hành án dân sự huyện B trong quá trình điều tra. Số tiền còn lại là 1.700.000 đồng, chấp nhận sự tự nguyện của bị cáo Phạm Đình T bồi dưỡng sức khoẻ, danh dự cho cháu Vũ Quỳnh N. Bà Vũ Thị L là mẹ đẻ (người đại diện hợp pháp của bị hại) nhận thay cho cháu".

Trao đổi bài viết: “Để việc thoả thuận tại Toà án thuận lợi cho cơ quan thi hành án dân sự”

Sau khi đọc được bài viết của tác giả Lương Thanh Tùng có tiêu đề "Để việc thoả thuận tại Toà án thuận lợi cho cơ quan thi hành án dân sự", trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật có liên quan, tôi xin có ý kiến tham gia, trao đổi đối với bài viết của tác giả, qua chuyên trang về công tác thi hành án dân sự để làm rõ hơn nội dung cũng như để các đồng chí là cán bộ công tác trong ngành thi hành án dân sự tham khảo.

Những vấn đề thực tiễn về xác minh, cung cấp thông tin và hướng hoàn thiện

Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (LTHADS) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009, thay thế Pháp lệnh Thi hành án dân sự  năm 2004 đến nay đã hơn hai năm. Trong thời gian qua, LTHADS và các văn bản hướng dẫn thi hành đã phát huy được vai trò, vị trí của mình trong hệ thống pháp luật nói chung và trong thực tiễn công tác thi hành án dân sự nói riêng.

Để việc thoả thuận tại Toà án thuận lợi cho cơ quan thi hành án dân sự

Quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự số 09/2009/QĐST-HNGĐ, ngày 13/3/2009 của Toà án nhân dân huyện B giải quyết việc ly hôn giữa anh Vũ Văn T và chị Nguyễn Thị H. Về quan hệ con chung, quyết định ghi nhận như sau:

Chuyên đề thứ năm: “Trả lại đơn yêu cầu thi hành án”

Trả lại đơn yều cầu thi hành án là một thủ tục hành chính của Thủ trưởng cơ quan THADS bằng một Quyết định để trả lại đơn yêu cầu thi hành án cùng với toàn bộ các tài liệu kèm theo cho đương sự khi có các căn cứ đã được pháp luật quy định. Việc trả lại đơn yêu cầu thi hành án không làm thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ của đương sự đã được tuyên trong bản án, quyết định mà nó chỉ làm thay đổi về thời điểm đảm bảo các quyền, nghĩa vụ đó mà thôi. Và theo nghĩa đó, việc trả lại đơn yêu cầu chỉ xảy ra đối với các trường hợp thuộc diện thi hành án theo đơn yêu cầu và nghĩa vụ thi hành án có thể là nghĩa vụ về tiền hoặc nghĩa vụ về tài sản.

Đăk Tô (Kon Tum): Lấn đất nhà hàng xóm, còn chống đối thi hành án

Ông Phạm Ngọc Thái (trú tại: Khối 5, thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum) là hàng xóm, láng giềng với cụ Lương Đình Tiên (SN 1928, trú tại: Khối 2, thị trấn Đăk Tô). Khi xây dựng nhà phía sau, ông Thái đã xây lấn sang phần đất của gia đình cụ Tiên. Thấy vậy, cụ Tiên đã gặp gỡ ông Thái, yêu cầu dừng thi công trả lại phần đất đã lấn chiếm cho gia đình cụ. Ông Thái cho rằng ông xây dựng trên phần đất nhà mình, nên tiếp tục xây dựng. Buộc cụ Tiên phải nhờ đến chính quyền can thiệp. UBND thị trấn Đăk Tô đã mời hai gia đình đến hòa giải nhưng không thành.

Uỷ thác thi hành án theo đơn yêu cầu - Thực hiện sao cho đúng

Các Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật phải được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án và tổ chức thi hành, việc ra quyết định và tổ chức thi hành vụ việc trong thi hành án dân sự được phân làm 2 loại là thi hành các nghĩa vụ thuộc diện chủ động ra quyết định thi hành án (Thường gọi là thi hành án chủ động) và thi hành các nghĩa vụ thuộc diện ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu (Gọi là thi hành án theo đơn yêu cầu).