1. Nội dung thi
- Tìm hiểu pháp luật về thi hành án dân sự và các quy định pháp luật có liên quan;
- Kỹ năng xử lý tình huống trong việc thực hiện nghiệp vụ thi hành án của Chấp hành viên.
- Tìm hiểu về lịch sử truyền thống ngành Thi hành án dân sự.
2. Thành lập Ban tổ chức, Tổ Thư ký giúp việc
2.1. Thành lập Ban Tổ chức, Tổ Thư ký giúp việc Hội thi vòng 1 cấp Cục
- Giao Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Kế hoạch, thành lập Ban Tổ chức, Tổ Thư ký giúp việc Hội thi vòng 1 tại đơn vị. Thời gian hoàn thành trước 20/3/2016.
- Ban Tổ chức thi vòng 1 cấp tỉnh có nhiệm vụ: Tổ chức, hướng dẫn Hội thi theo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra; thành lập Hội đồng thi, Ban chấm thi cùng cấp.
- Hội đồng thi vòng 1 cấp tỉnh có trách nhiệm: Tổ chức thi viết theo đúng Kế hoạch, Thể lệ đã đề ra; đảm bảo Hội thi đạt chất lượng, dân chủ, khách quan, minh bạch.
- Ban chấm thi vòng 1 cấp tỉnh: Tổ chức việc chấm thi theo đúng quy định của Thể lệ và Đáp án.
2.2. Thành lập Ban Tổ chức, Tổ Thư ký giúp việc Hội thi vòng 2 khu vực, vòng 3 chung kết toàn quốc tại Hà Nội
- Tổng cục Thi hành dân sự phối hợp với các đơn vị có liên quan đề xuất các thành viên Ban Tổ chức, Tổ Thư ký giúp việc trình Lãnh đạo Bộ quyết định. Thời gian hoàn thành trước 15/3/2016.
- Ban Tổ chức có nhiệm vụ: Tổ chức phát động; ban hành Thể lệ; thành lập Ban Giám khảo, Tổ Thư ký giúp việc, Ban Đề thi; tổ chức, hướng dẫn Hội thi theo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra; tổ chức truyền thông rộng rãi; đánh giá, tổng kết, trao giải; báo cáo kết quả Hội thi.
3. Thành lập Ban Đề thi, xây dựng Bộ đề thi, đáp án
- Ban Tổ chức Hội thi thành lập Ban Đề thi;
- Tổng cục Thi hành án dân sự chủ trì phối hợp các đơn vị có liên quan thuộc Bộ và Ban Đề thi xây dựng, biên soạn bộ đề thi, đáp án, thang điểm, cách chấm điểm, phiếu điểm để kịp thời phục vụ Hội thi, cụ thể:
+ Xây dựng Bộ đề thi viết vòng 1 tại Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hoàn thành trước 15/3/2016.
+ Xây dựng Bộ đề thi vòng 2 tại các khu vực, hoàn thành trước 10/4/2016.
+ Xây dựng Bộ đề thi vòng 3 chung kết toàn quốc tại Hà Nội, hoàn thành trước 10/5/2016.
Các đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân được giao quản lý, sử dụng Bộ đề thi, đáp án chấm thi có trách nhiệm bảo mật theo quy định.
4. Thành lập Ban Giám khảo Hội thi vòng 2 khu vực, vòng 3 chung kết toàn quốc tại Hà Nội.
- Ban Tổ chức Hội thi thành lập Ban Giám khảo Hội thi tại khu vực và chung kết tại Hà Nội.
- Ban Giám khảo Hội thi khu vực và chung kết tại Hà Nội có trách nhiệm: Tổ chức việc chấm thi theo quy định của Thể lệ và Đáp án; thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Tổ chức phân công.
5. Cách thức tổ chức
5.1. Vòng 1 thi tại Cục Thi hành án dân sự
- Thời gian, địa điểm tổ chức: Do Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. Thời gian hoàn thành trước 15/4/2016.
- Hình thức tổ chức: Thi viết. Đề thi và đáp án do Ban Đề thi chuẩn bị.
- Cách thức tổ chức: Tổ chức thi đối với toàn bộ Chấp hành viên (theo tiêu chuẩn quy định tại Thể lệ Hội thi).
+ Thời gian làm bài thi là 90 phút, không kể thời gian phát đề; Chấp hành viên (gọi tắt là thí sinh) không được sử dụng tài liệu, điện thoại và các thiết bị thông tin khác trong phòng thi. Giấy sử dụng làm bài thi do Hội đồng thi phát hành, thống nhất một loại giấy theo quy định (có dọc phách giống như thi tuyển công chức).
+ Sau khi các thí sinh đã có mặt tại phòng thi, Hội đồng thi tổ chức cho đại diện thí sinh lựa chọn 01 trong 03 đề thi (do Ban Đề thi chuẩn bị đã được niêm phong) để làm một bài thi. Hội đồng thi có trách nhiệm phô tô đề thi đã chọn để được phát cho thí sinh làm bài thi. Việc chọn đề thi được lập thành biên bản (có xác nhận còn nguyên niêm phong của đại diện thí sinh tham dự thi).
+ Sau khi kết thúc thời gian làm bài thi, Hội đồng thi hướng dẫn và kiểm tra đảm bảo các thí sinh đã điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu và ký nhận danh sách nộp bài thi. Hội đồng thi niêm phong bài thi, giao cho Ban Tổ chức thi vòng 1 tại Cục THADS tỉnh, thành phố quản lý.
Ban Tổ chức thi vòng 1 tại Cục THADS tỉnh, thành phố gửi biên bản về việc chọn đề thi kèm theo văn bản đề nghị Ban Tổ chức Hội thi (thông qua Vụ Nghiệp vụ 1 Tổng cục Thi hành án dân sự) cung cấp đáp án của đề thi. Các đề thi còn lại được thu hồi, niêm phong và lưu giữ theo quy định tại Cục THADS tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Sau khi nhận được đáp án, Ban chấm thi cấp tỉnh, thành phố tổ chức chấm thi và lập biên bản về kết quả chấm thi.
+ Đáp án chấm thi có thang điểm 10. Mỗi đề thi có 02 câu hỏi, mỗi câu có tổng số là 4.5 điểm, phần trình bày của thí sinh được 01 điểm.
+ Cục THADS tỉnh, thành phố báo cáo tổng kết cuộc thi của đơn vị gửi Ban Tổ chức Hội thi (thông qua Vụ Nghiệp vụ 1 Tổng cục Thi hành án dân sự) để tổng hợp và chỉ đạo.
Cục trưởng Cục THADS tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào mục đích, yêu cầu, thể lệ Hội thi thành lập một đội tham dự Hội thi tại khu vực (số lượng khoảng 5-7 người).
5.2. Vòng 2 thi tại các Khu vực
- Thời gian, địa điểm tổ chức: Do Ban Tổ chức quyết định. Thời gian hoàn thành trước 15/5/2016.
- Hình thức tổ chức: Được tổ chức thi tập thể theo hình thức sân khấu, gồm 3 nội dung:
+ Phần chào hỏi;
+ Phần thi về chuyên môn, nghiệp vụ, xử lý tình huống theo đề thi và đáp án do Ban Đề thi chuẩn bị;
+ Phần thi năng khiếu.
- Cách thức tổ chức: Trên cơ sở kết quả của vòng 1 thi tại các Cục Thi hành án dân sự, tiến hành tổ chức Hội thi vòng 2 tại 05 khu vực (theo khu vực thi đua):
+ Khu vực Đồng bằng Bắc bộ gồm 11 tỉnh, thành phố: Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, được tổ chức tại thành phố Hà Nội.
+ Khu vực Miền trung, Tây nguyên gồm 13 tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kom Tum, Đắc Lắc, Đà Nẵng, được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng.
+ Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long gồm 14 tỉnh, thành phố: Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Long An, Cần Thơ, được tổ chức tại tỉnh Kiên Giang.
+ Khu vực Đông Nam bộ gồm 12 tỉnh, thành phố: Đồng Nai, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Lâm Đồng, Đắc Nông, Phú Yên, Thành phố Hồ Chí Minh, được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Khu vực Miền núi phía Bắc gồm 14 tỉnh, thành phố: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.
Trước ngày thi chính, tổ chức một buổi tổng duyệt chương trình và họp các Đội thi.
5.3. Vòng 3 thi chung kết toàn quốc
- Thời gian tổ chức: Được tổ chức trước ngày Lễ mít tinh kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (được dự kiến từ 15-19/7/2016).
- Địa điểm tổ chức: Do Ban Tổ chức Hội thi quyết định.
- Hình thức tổ chức: Được tổ chức thi tập thể theo hình thức sân khấu, gồm 3 nội dung:
+ Phần chào hỏi;
+ Phần thi về chuyên môn, nghiệp vụ, xử lý tình huống theo đề thi và đáp án do Ban Đề thi chuẩn bị;
+ Phần thi năng khiếu.
- Cách thức tổ chức:
Trên cơ sở kết quả giải Nhất của vòng 2 thi tại các khu vực, tiến hành tổ chức thi vòng 3 tại Hà Nội. Trước ngày thi chính, Ban Tổ chức Hội thi tổ chức một buổi tổng duyệt chương trình và họp các Đội thi.
* Đối với các Văn phòng Thừa phát lại:
Trưởng Ban Tổ chức Hội thi có trách nhiệm phối hợp với Cục Bổ trợ tư pháp, trao đổi với Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh để chủ trì, thống nhất tổ chức thi hoặc lựa chọn các Thừa phát lại (gọi tắt là thí sinh) của các Văn phòng Thừa phát lại để hợp nhất thành một Đội (số lượng từ 5-7 người) dự thi vòng 3 chung kết toàn quốc tại thành phố Hà Nội. Thời gian hoàn thành trước 15/5/2016.
* Đối với Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng: Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng quyết định tổ chức thi hoặc lựa chọn các Chấp hành viên Phòng Thi hành án cấp quân khu và tương đương (gọi tắt là thí sinh), lập thành một Đội (số lượng từ 5-7 người) để dự thi vòng 3 chung kết toàn quốc tại thành phố Hà Nội. Thời gian hoàn thành trước 15/5/2016.
Giải thưởng các vòng 1, vòng 2 (khu vực) và vòng 3 (chung kết toàn quốc) được quy định cụ thể tại Thể lệ Hội thi.
6. Phát hành Thể lệ Hội thi
Ban Tổ chức Hội thi có trách nhiệm biên soạn Thể lệ Hội thi và tổ chức phát hành, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, Trang thông tin Thi hành án dân sự.
Thời gian hoàn thành trước 15/3/2016.
7. Truyền thông, phổ biến về Hội thi
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, Trang thông tin Thi hành án dân sự, Báo Pháp luật Việt Nam có trách nhiệm xây dựng chuyên trang, chuyên mục, tọa đàm, phóng sự, bài tuyên truyền rộng rãi về quá trình trước, trong và sau Hội thi.
- Đề nghị Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan Báo chí ở Trung ương, địa phương tích cực, chủ động phối hợp với Bộ Tư pháp trong quá trình tuyên truyền về Hội thi.
Trên cơ sở Kế hoạch đã được ban hành, Ban Tổ chức Hội thi chịu trách nhiệm điều phối, hướng dẫn, chỉ đạo, triển khai thực hiện Hội thi trong toàn quốc và thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch;Tổng cục Thi hành án dân sự là cơ quan Thường trực có trách nhiệm tham mưu nội dung cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Ban Tổ chức Hội thi tổ chức triển khai hiệu quả theo Kế hoạch; Cục Bổ trợ tư pháp có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Thi hành án dân sự tổ chức cho các Văn phòng Thừa phát lại tham dự Hội thi theo Kế hoạch; Văn phòng và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ có trách nhiệm phối hợp theo đề nghị của Ban Tổ chức Hội thi và Tổng cục Thi hành án dân sự trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện Kế hoạch này; Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng chủ động tổ chức thực hiện theo Kế hoạch; Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động chỉ đạo tổ chức thi, lập một Đội để tham dự Hội thi cấp khu vực đạt hiệu quả, đúng quy định; Đối với các Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức vòng 2 thi khu vực có trách nhiệm chủ động phối hợp với Ban Tổ chức Hội thi triển khai theo đúng nội dung, tiến độ của Kế hoạch; Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội có trách nhiệm chủ trì, tạo điều kiện cho các Văn phòng Thừa phát lại tham dự Hội thi theo Kế hoạch; Chi cục THADS cấp quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, xem xét, lựa chọn thí sinh để tham dự Hội thi tại Cục Thi hành án dân sự;Văn phòng Thừa phát lại lựa chọn, báo cáo Sở Tư pháp để cử thí sinh tham dự Hội thi theo Kế hoạch.
8. Kinh phí tổ chức
- Kinh phí tổ chức Hội thi cấp tỉnh và khu vực: Từ ngân sách Nhà nước, do Cục THADS bố trí thực hiện, xin hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn xã hội hóa, tài trợ (nếu có).
- Kinh phí tổ chức Hội thi chung kết toàn quốc được cấp trong nguồn kinh phí tổ chức các hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự và các nguồn xã hội hóa, tài trợ (nếu có).
- Các chi phí (đi lại, lưu trú...) của Chấp hành viên, Thừa phát lại và những người có liên quan đến việc tổ chức Hội thi được thực hiện theo quy định hiện hành./.
Vụ Nghiệp vụ 1 - Tổng cục Thi hành án dân sự
Tải nội dung các Văn bản kèm theo: