Sign In

Những quy định mới về ngạch công chức chuyên ngành kế toán trong Thông tư số 77/2019/TT-BTC ngày 11/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (14/02/2020)

Ngày 11/11/2019, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 77/2019/TT-BTC quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 77/2019/TT-BTC). So với Thông tư số 09/2010/TT-BNV ngày 11/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 09/2010/TT-BNV), Thông tư số 77/2019/TT-BTC có một số nội dung mới về ngạch công chức chuyên ngành kế toán, cụ thể:

Quy định về định giá và xử lý đơn khiếu nại về giá thẩm định trong thi hành án dân sự (14/02/2020)

1. Quy định về định giá
Định giá tài sản là một khâu quan trọng trong quá trình xử lý tài sản để thi hành án. Định giá tài sản kê biên nhằm mục đích xác định giá để bán đấu giá, thi hành nghĩa vụ trả tiền của người phải thi hành án. Do đó, việc định giá có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình xử lý tài sản, định giá đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật và định đúng giá tài sản giúp cho quá trình xử lý tài sản thuận lợi hơn, nhanh hơn, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự.
Định giá tài sản kê biên hiện nay được thực hiện theo quy định tại Điều 98 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, được sửa đổi bổ sung năm 2014, cụ thể:

Hoàn thiện quy định về thời hạn trong thi hành án dân sự (14/02/2020)

Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác. Trong thi hành án dân sự( THADS), các vấn đề chung liên quan đến cách tính thời hạn, thời điểm tính thời hạn, kết thúc thời hạn…được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015).

Những điểm không còn phù hợp của Thông tư số 02/2016/TT-BTP (14/02/2020)

Thông tư số 02/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp quy định quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 16/3/2016.

Khiếu nại trong Thi hành án dân sự và chế tài đối với người khiếu nại sai (không có căn cứ) (14/02/2020)

Khiếu nại là quyền của công dân đã được Hiến pháp, pháp luật ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm thực hiệnthể hiện quyền dân chủ của nhân dân và là một trong những phương thức thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với bộ máy nhà nước. Điều 30 Hiến pháp 2013 quy định:

Hoàn thiện quy định về phí thi hành án dân sự (14/02/2020)

(PLVN) -Phí thi hành án là khoản tiền mà người được thi hành án phải nộp khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định. Trong bối cảnh số lượng việc thi hành án dân sự (THADS) phát sinh ngày càng nhiều và tăng cao về giá trị, vấn đề hoàn thiện các quy định pháp luật về thu phí thi hành án là rất quan trọng và cần thiết.

Tương trợ Tư pháp trong Thi hành án dân sự: Vướng mắc, bất cập và đề xuất hướng giải quyết (18/12/2019)

Quan hệ hợp tác quốc tế đã trở thành nhu cầu nội tại của bản thân mỗi quốc gia và được mở rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, pháp luật, kinh tế-xã hội, khoa học kỹ thuật, an ninh quốc phòng...Trong đó hợp tác về tương trợ tư pháp giữa các quốc gia luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng, trong đó có với việc thực thi và áp dụng trong lĩnh vực dân sự, đặc biệt về trình tự, thủ tục ủy thác tư pháp (UTTP) gây nhiều khó khăn, vướng mắc đối với các cơ quan Nhà nước có liên quan và đương sự.

Công tác thi hành án dân sự, hành chính trước yêu cầu cải cách tư pháp từ năm 2006 đến nay (18/12/2019)

Ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, các lĩnh vực của công tác tư pháp đã đạt được nhiều kết quả tích cực, quan trọng. Tuy nhiên, trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, công tác tư pháp nói chung, hoạt động thi hành án dân sự, hành chính nói riêng cần phải tiếp tục nỗ lực, cố gắng, đề ra nhiều giải pháp thiết thực, cụ thể bảo đảm thực hiện các mục tiêu mà Chiến lược đề ra.

Quy định và thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành án góp phần cải cách tư pháp trong thi hành án dân sự (18/12/2019)

Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự lần đầu tiên được quy định ở nước ta tại Luật Thi hành án dân sự năm 2008. Có thể nói đây là bước cải cách tư pháp tư pháp trong thi hành án dân sự, tạo cơ sở pháp lý để Chấp hành viên tiến hành các hoạt động thi hành án nhằm mục đích kịp thời ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án của người phải thi hành án, đảm bảo các bản án, quyết định của Tòa án và cơ quan có thẩm quyền được thi hành một cách triệt để và hiệu quả, quy định và thực hiện các biện pháp bảo đảm thi hành án góp phần cải cách tư pháp trong thi hành án dân sự.
Các tin đã đưa ngày: