Quán triệt, triển khai Kế hoạch số 196-KH/BCSĐ ngày 29/3/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp về triển khai thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị
Tại Hội nghị, Tổng cục THADS đã quán triệt về yêu cầu, mục đích của Kế hoạch số 196; triển khai cụ thể các nhiệm vụ trong Kế hoạch số 196 đến Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục, các cơ quan THADS địa phương và các biện pháp tổ chức, triển khai thực hiện Kế hoạch.
Thứ nhất, về mục đích, yêu cầu: Kế hoạch được xây dựng nhằm tổ chức thực hiện đúng, hiệu quả các nhiệm vụ được giao thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp theo thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm cụ thể của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; Nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Bộ Tư pháp, ngành tư pháp về vai trò, ý nghĩa của công tác kiểm soát quyền lực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban cán sự đảng, Đảng ủy Bộ Tư pháp đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong THADS. thi hành án hành chính và hoạt động khác có liên quan.
Thứ hai, về nội dung Kế hoạch: Kế hoạch gồm 05 nhiệm vụ chủ trì và 03 nhiệm vụ phối hợp, theo đó, Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp giao Tổng cục THADS, các cơ quan THADS chủ trì thực hiện 05 nhóm nhiệm vụ lớn: (i) Quán triệt, tuyên truyền phổ biến Quy định 132-QĐ/TW, Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện Quy định 132-QĐ/TW; (ii) Lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc, quy định, quy trình nghiệp vụ, chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử để kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; (iii) Lãnh đạo kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị, cơ quan trong hoạt động THADS; (iv) Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương, cấp ủy, chính quyền địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đối với việc thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW trong hoạt động THADS, và hoạt động khác có liên quan; (v) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của của Ban cán sự đảng, Đảng ủy Bộ đối với các Chi bộ, Đảng bộ trực thuộc về trách nhiệm trong việc thực hiện Quy định 132-QĐ/TW.
Trong đó, đối với các nhiệm vụ chủ trì, Tổng cục THADS yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị, Cục THADS các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chú trọng triển khai thực hiện đầy đủ, cụ thể nhiệm vụ về Lãnh đạo kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị, cơ quan trong hoạt động THADS, yêu cầu chú trọng chỉ đạo thực hiện: (i) Công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; thi hành án tín dụng, ngân hàng, án có điều kiện mà trên 1 năm chưa thi hành xong...; (ii) việc kiểm soát chặt chẽ quy trình THADS, THAHC từ thủ tục ra quyết định, thông báo, xác minh điều kiện thi hành án, áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế và xử lý tiền, tài sản thi hành án, thanh toán tiền thi hành án bảo đảm đúng quy định pháp luật, quy trình nghiệp vụ, chuẩn mực đạo đức; (iii) công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động THADS, THAHC; (iv) việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kết luận của các đoàn thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động THADS, THAHC; (v) tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh, tố giác, tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động THADS; (vi) công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động THADS; (vii) về sắp xếp bộ máy cơ quan THADS đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và chỉ đạo xử lý nghiêm đối với các trường hợp tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động THADS, THAHC;
Thứ ba, tổ chức thực hiện Kế hoạch: Tổng cục THADS và các THADS có trách nhiệm nghiêm túc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến Quy định 132 về kiểm soát quyền lực, các quy định của Đảng về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy định 132, Kế hoạch 196-KH/BCSĐ, Kế hoạch triển khai của Tổng cục THADS; thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ theo Kế hoạch số 196-KH/BCSĐ. Kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch 196-KH/BCSĐ và các chương trình, kế hoạch về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Từ đó biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân thực hiện tốt việc kiểm soát quyền lực, phòng, chống TNTC; có biện pháp xử lý nghiêm khắc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị còn để xảy ra vi phạm, tiêu cực, tham nhũng.
Đánh giá kết quả thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp
Về công tác triển khai: Tổng cục THADS đã có 09 văn bản, Thông báo kết luận và tổ chức 01 Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai chỉ đạo, hướng dẫn triển khai toàn diện, đầy đủ nội dung Công văn số 693-CV/BCSĐ. Trong tháng 3 và tháng 4/2024, Lãnh đạo Tổng cục đã trực tiếp làm việc tại 18 Cục THADS, trọng tâm là các địa bàn có lượng việc và tiền phải thi hành lớn; có lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, kháng nghị nhiều; địa bàn có các vụ việc trọng điểm, phức tạp, kéo dài…) để chỉ đạo, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ về những khó khăn, vướng mắc của địa phương trong việc thực hiện Công văn số 693, kết quả thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ và phương hướng, giải pháp những tháng tiếp theo.
Tại cơ quan THADS địa phương, Các Cục đã có văn bản triển khai đến các Chi cục. Các Cục và Chi cục cũng đã kịp thời triển khai bằng nhiều hình thức như: ban hành Quyết định và Kế hoạch tự kiểm tra theo kỳ kiểm tra yêu cầu tại Công văn số 693. Tổ chức hội nghị quán triệt Công văn số 693, thực hiện quán triệt việc thực hiện tại cuộc họp giao ban đơn vị; ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện… Một số cơ quan THADS đã có các hình thức thường xuyên phổ biến, quán triệt về vai trò, ý nghĩa của công tác kiểm tra để nâng cao nhận thức trong cấp ủy, Lãnh đạo cơ quan, đơn vị xác định hoạt động kiểm tra, tự kiểm tra là công cụ để đánh giá, giám sát kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác, kiểm soát quyền lực trong hoạt động THADS; nâng cao ý thức trong chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, răn đe, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm, tham nhũng, tiêu cực xảy ra.
Kết quả đạt được: Kết quả tổng hợp sơ bộ cho thấy, 63/63 địa phương đã triển khai và tiến hành tự kiểm tra toàn diện các mặt công tác trong kỳ kiểm tra 08 năm từ ngày 01/10/2015 đến ngày 30/9/2023. Về cơ bản hầu hết các địa phương đã báo cáo theo đúng mẫu và đầy đủ 08 nội dung tự kiểm tra theo yêu cầu tại đề cương báo cáo gửi kèm theo Công văn số 693. Đối với mỗi nội dung kiểm tra các địa phương hầu hết đã đánh giá những kết quả đạt được, cơ bản nêu được một số tồn tại, hạn chế và khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; đánh giá được trách nhiệm của cấp ủy và tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra vi phạm. Qua công tác tự kiểm tra, nhiều vi phạm về trình tự, thủ tục trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã được kịp thời phát hiện và khắc phục. Đặc biệt, các Cục đã nghiêm túc trong việc xác định ưu khuyết điểm, trách nhiệm để xảy ra sai phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Bên cạnh những kết quả đạt thì còn có một số tồn tại, hạn chế trong việc triển khai, thực hiện, báo cáo kết quả tự kiểm tra của các Cục như: Một số địa phương còn chậm triển khai thực hiện tự kiểm tra theo chỉ đạo; Một số báo cáo của địa phương chưa thống kê đầy đủ số liệu của toàn tỉnh theo hướng dẫn mà chỉ báo cáo số liệu của Cục; Báo cáo của các Cục chủ yếu tập trung về việc thống kê số liệu kết quả thực hiện, phần đánh giá còn chung chung; một số địa phương chưa gửi Kết luận tự kiểm tra theo yêu cầu. Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế nêu trên có phần do Kỳ kiểm tra dài (08 năm), các lĩnh vực kiểm tra rộng, số lượng nhân sự ở các địa phương còn hạn chế nên việc thực hiện tự kiểm tra, tổng hợp số liệu toàn tỉnh gặp nhiều khó khăn. Thời hạn thực hiện kiểm tra khá ngắn dẫn đến các tỉnh, thành phố có việc phải thi hành lớn chưa đảm bảo được thời hạn nộp báo cáo tự kiểm tra, ảnh hưởng đến tiến độ tổng hợp, báo cáo theo yêu cầu.
Phát huy những kết quả đạt được và nhận diện các tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai Công văn 693, Tổng cục THADS yêu cầu các đơn vị thuộc Tổng cục sát sao, hướng dẫn các Cục THADS trong quá trình thực hiện việc tự kiểm tra toàn diện trong các lĩnh vực đơn vị phụ trách. Cục THADS các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhận thức đầy đủ các nội dung của Công văn 693, đặc biệt là sâu sắc hơn nữa ý nghĩa, tầm quan trong của công tác tự kiểm tra, phải tự kiểm tra thường xuyên và trên tất cả các lĩnh vực, từ công tác Đảng, đến công tác chính quyền, nhất là là lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động THADS; Rà soát kết quả đã tự kiểm tra theo các nội dung tại Công văn 693, trong đó lưu ý việc thống kê, đánh giá số liệu báo cáo của toàn tỉnh; Tiếp tục tự kiểm tra bổ sung các nội dung chưa thực hiện kiểm tra theo đúng yêu cầu tại đề cương báo cáo; Chủ động đề xuất và thực hiện các giải pháp khắc phục kịp thời các vi phạm, tồn tại đã được chỉ ra trong quá trình tự kiểm tra.
Vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo