Bàn về nội dung quyền yêu cầu thi hành án đối với khoản lãi suất chậm thi hành án
Trong công tác thi hành án dân sự, việc thi hành đối với khoản lãi suất chậm thi hành án là rất phổ biến vì đây là khoản mà “toà án phải quyết định rõ trong bản án hoặc quyết định”, có thể là khoản mà cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án hoặc thi hành theo đơn yêu cầu. Đối với trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu, thông thường người được thi hành án sẽ làm đơn yêu cầu với nội dung yêu cầu thi hành cả khoản nợ gốc và cả khoản lãi suất chậm thi hành án. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có trường hợp người làm đơn chỉ yêu cầu đối với khoản nợ gốc mà chưa yêu cầu đối với khoản lãi suất chậm thi hành án. Hiện nay, do không có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về quyền yêu cầu thi hành án đối với khoản lãi suất chậm thi hành án đối với trường hợp này. Do đó, trong thực tiễn thi hành án dân sự đã có những cách hiểu và áp dụng khác nhau. Cụ thể là cách hiểu khác nhau về mốc thời gian để tính lãi suất chậm thi hành án và tính lãi trên số tiền nào?
Việc tổ chức thi hành phần dân sự trong bản án hình sự phúc thẩm
Trên tạp chí Dân chủ & Pháp luật số tháng 11 (224) năm 2010 có bài “Hai ý kiến về việc thi hành phần dân sự trong một bản án hình sự phúc thẩm” của tác giả Đào Quang Trung - Cục Thi hành án dân sự tỉnh Nghệ An. Đây là một vụ án mà trong thực tế việc tổ chức thi hành án dân sự có thể sẽ gặp không ít khó khăn do có nhiều ý kiến khác nhau.
Định giá tài sản trong thi hành án dân sự
Định giá tài sản là hoạt động quan trọng và thường được thực hiện trong thi hành án dân sự, nhất là khi cưỡng chế thi hành án dân sự. Định giá tài sản kê biên trong thi hành án dân sự hiện nay được quy định tại Điều 98, 99 và 104 Luật thi hành án dân sự năm 2008; Điều 15, 16 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Quy định về định giá tài sản trong thi hành án dân sự có nhiều đổi mới so với trước đây, vì vậy trong hoạt động nghiệp vụ thi hành án dân sự đòi hỏi các Chấp hành viên, cơ quan thi hành án nhận thức đúng và áp dụng thống nhất.
Giải quyết án tồn đọng: Các ngành phải chung tay
Hôm qua 19/8, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các ngành đánh giá tình hình chấp hành pháp luật trong Thi hành án dân sự (THADS); trong đó nội dung được đề cập nhiều là giải quyết án tồn đọng.