Sự cần thiết của việc ban hành Thông tư số 06/2008/TT-BTP hướng dẫn một số nội dung về tổ chức cán bộ cơ quan thi hành án dân sự địa phương

Nghị định số 50/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về “cơ quan quản lý thi hành án dân sự,cơ quan thi hành án dân sự và cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự”; Quyết định số 1148/2005/QĐ-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp“ về việc ban hành quy chế uỷ quyền cho giám đốc Sở Tư pháp tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương quản lý một số mặt công tác tổ chức, cán bộ của Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thi hành án dân sự huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh” đã có hiệu lực được hơn 3 năm.

Cưỡng chế THADS: Để luật pháp được thực thi

Thực tế đã cho thấy, trong điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay, không phải bán án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự có hiệu lực nào của TAND cũng được tổ chức thi hành một cách thuận lợi. Để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và quyền lợi hợp pháp của người được THA, nhiều trường hợp phải áp dụng đến các biện pháp cưỡng chế.

Chuyển giao bản án, quyết định từ Toà án sang cơ quan Thi hành án

Hiện nay, việc giao nhận các bản án, quyết định giữa Toà án và Thi hành án được thực hiện theo quy định chung, ghi nhận sự kiện này chỉ có biên bản giao nhận bản án, quyết định giữa hai cơ quan. Sau đó, cơ quan thi hành án dân sự sẽ tiến hành thụ lý theo thủ tục về thi hành án dân sự.

Bản án tuyên không có tính khả thi, dẫn đến 13 năm cơ quan thi hành án chưa xử lý xong việc thi hành án

Tại Bản án số: 129/HSPT, ngày 05/4/1995 của Toà Phúc thẩm - Toà án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng, xét xử về việc buôn lậu, đã tuyên: … tịch thu chiếc thuyền máy mang biển số BĐ 0234-TS của ông Nguyễn Đưa, trú tại: tổ 25, khu vực 5, phường Hải Cảng, Qui Nhơn, Bình Định để sung vào công quỹ Nhà nước (ngoài ra bản án còn tuyên nhiều nghĩa vụ thi hành án khác).

Thông báo về thi hành án qua hệ thống truyền thanh cơ sở: Giải pháp hỗ trợ giải quyết thi hành án trong giai đoạn hiện nay

Công tác Thi hành án nói chung và Thi hành án dân sự nói riêng là hoạt động của Nhà nước nhằm đảm bảo hiệu lực của Bản án, Quyết định của Toà án, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và lợi ích của Nhà nước. Hoạt động Thi hành án có hiệu quả là sự thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật.

Về việc ban hành quyết định thi hành án đối với hình phạt tiền trong thi hành án dân sự

Việc xây dựng Luật Thi hành án dân sự được coi là giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những tồn tại của công tác thi hành án dân sự, tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong việc nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự. Dự thảo 10 Luật Thi hành án dân sự sau khi lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội với 09 chương, 207 điều luật đã được chỉnh lý thành 09 chương, 195 điều để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3.

Cơ quan THADS tỉnh rút hồ sơ thi hành án lên để tiếp tục thi hành: Thống kê kết quả thi hành án và hạch toán kế toán

Theo điểm b khoản 1 Điều 21 Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 thì Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh nếu cần thiết có thể rút bản án, quyết định thuộc thẩm quyền của cấp huyện lên để thi hành do tính chất phức tạp và liên quan đến nhiều huyện của vụ án.

Cần phải có chính sách đối với cán bộ nhằm thu hút người vào công tác tại các cơ quan thi hành án

Theo qui định tại Nghị định số: 50/2005/NĐ-CP, ngày 11/4/2005 của Chính phủ qui định về Cơ quan quản lý thi hành án, Cơ quan Thi hành án và cán bộ, công chức làm công tác thi hành án, Thông tư liên tịch số: 01/2007/TT-LT, BNV-BTP, ngày 29/3/2007 của Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp hướng dẫn về tổ chức của Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thì Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu sự quản lý, chỉ đạo của Bộ Tư pháp về tổ chức, cán bộ, công chức, kinh phí và nghiệp vụ; cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện trực thuộc và chịu sự quản lý, chỉ đạo của Thi hành án dân sự cấp tỉnh về kinh phí và nghiệp vụ.

Một vài suy nghĩ về thi hành án cấp dưỡng nuôi con..

Thi hành án dân sự về cấp dưỡng  là một  trong những loại việc khó thi hành, mất nhiều thời gian công sức và không đơn giản để kết thúc nhanh một vụ việc thi hành án. (Trừ trường hợp hai bên đương sự tự nguyện thoả thuận thi hành trực tiếp với nhau). Loại việc này, đòi hỏi chúng ta phải  kiên trì, chịu khó và rèn luyện kỹ năng thuyết phục hai bên đương sự hoặc theo dõi thi hành dần hàng tháng, hàng quí…

Ra quyết định thi hành án như thế nào khi Toà án tổng hợp khoản tiền phạt bổ sung của 02 bản án do hai Toà án khác nhau xét xử?

Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án là trường hợp một người đã bị kết án và bản án đó đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa chấp hành hoặc chấp hành chưa xong thì lại bị xét xử về một hoặc nhiều tội khác.