Bàn về ‘Chữ tâm” trong công tác thi hành án dân sự

Thời gian qua, trên các diễn đàn, các phương tiện truyền thông đã có rất nhiều bài viết, phân tích, đánh giá, nhiều tư tưởng mới, sâu sắc về công tác cán bộ nói chung, về năng lực, về “chữ tầm”, “chữ tâm” của người cán bộ, công chức, đảng viên nói riêng. Trong bất cứ giai đoạn cách mạng nào, ở bất kỳ lĩnh vực, địa phương nào, công tác cán bộ bao giờ cũng đóng vai trò quyết định; không chỉ là khâu then chốt trong công tác xây dựng tổ chức bộ máy mà còn là mắt xích trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của của bất kỳ tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị. Đặc biệt là, trong giai đoạn hiện nay, khi Đảng và Nhà nước ta đang triển khai học tập và làm theo đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, trong đó có nhiều bài viết quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về công tác cán bộ, về năng lực, về “chữ tầm”, “chữ tâm” của người cán bộ, công chức, đảng viên trong tình hình mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác theo dõi thi hành án hành chính, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Thi hành án là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được thi hành trên thực tế, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Nếu như thi hành án dân sự, thi hành án hình sự, pháp luật quy định cơ chế một chủ thể thứ ba (cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự (THADS)) được Nhà nước giao trách nhiệm tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực thi hành, thì thi hành án hành chính (THAHC) được thực hiện theo cơ chế “tự thi hành” của người phải thi hành án. Để nâng cao hiệu quả của công tác THAHC, Luật Tố tụng hành chính (TTHC) năm 2015 và Nghị định 71/2016/NĐ-CP đã quy định các biện pháp nhằm bảo đảm bản án, quyết định của Tòa án được thực thi trên thực tế, cụ thể là cơ chế Thủ trưởng trực tiếp và Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc người phải thi hành án chấp hành án; cơ chế Tòa án ra quyết định buộc THAHC; cơ chế Viện kiemr sát kiểm sát hoạt động THAHC; cơ chế cơ quan THADS thực hiện theo dõi THAHC.

Hoàn thiện pháp luật về Thi hành án dân sự đối với tài sản hình thành trong tương lai

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các giao dịch kinh tế, thương mại, dân sự ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, khái niệm tài sản ngày càng được mở rộng. Bên cạnh quan niệm truyền thống “tài sản là vật có thực” thì các tài sản khác như quyền tài sản, tài sản hình thành trong tương lai…. cũng được công nhận và trở thành đối tượng giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu của các chủ thể tham gia thị trường. Cùng với sự phát triển của các giao dịch liên quan đến tài sản hình thành trong tương lai, sự gia tăng các tranh chấp liên quan đến tài sản này được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án hoặc phán quyết của Trọng tài thương mại. Theo đó, thực tiễn tổ chức thi hành án dân sự cũng phát sinh ngày càng nhiều các việc thi hành án liên quan đến tài sản hình thành trong tương lai, tuy nhiên pháp luật thi hành án dân sự lại chưa có các quy định pháp luật hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Bài viết đi sâu phân tích một số vấn đề trong thực tiễn xử lý tài sản thi hành án là tài sản hình thành trong tương lai, từ đó đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan.

Những điểm mới, sửa đổi, bổ sung về tinh giản biên chế

Ngày 10/12/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế (sau đây gọi tắt là Nghị định số 143/2020/NĐ-CP). So với quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP thì Nghị định số 143/2020/NĐ-CP có một số điểm mới, sửa đổi, bổ sung cơ bản sau đây:

Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với Trại giam trong thi hành án dân sự

Thi hành phần dân sự trong các bản án hình sự, đặc biệt là đối với trường hợp đương sự là phạm nhân là loại việc thi hành án phức tạp mà các cơ quan THADS thường xuyên phải tổ chức thi hành. Để tổ chức thi hành án đối với loại việc này, công tác phối hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự với trại giam có ý nghĩa rất quan trọng.  Mặc dù Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những quy định về việc phối hợp với trại giam trong tổ chức thi hành án, tuy nhiên trong thực tiễn tổ chức thi hành án, công tác này vẫn còn nhiều khó khăn.

Một số nội dung về theo dõi thi hành án hành chính còn có ý kiến khác nhau và đề xuất giải quyết

Hiện nay công tác theo dõi thi hành án hành chính của các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) được thực hiện theo quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015, Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án và Quy trình theo dõi thi hành án hành chính áp dụng trong hệ thống THADS kèm theo Quyết định số 1130/QĐ-TCTHADS ngày 16/10/2018 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Những điểm mới, sửa đổi, bổ sung về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức

So với Luật CBCC 2008 và Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ về xử lý kỷ luật đối với công chức (sau đây gọi tắt là Nghị định số 34/2011/NĐ-CP) thì Luật SĐ, BS một số điều của Luật CBCC và Luật Viên chức 2019 và Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/9/2020 (sau đây gọi tắt là Nghị định số 112/2020/NĐ-CP) đã có nhiều điểm mới, sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

Thi hành án hành chính - Một số bất cập từ thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện

Thi hành án Hành chính là một trong những hoạt động tư pháp có vai trò đặc biệt quan trọng, nhằm bảo đảm thi hành các bản án, quyết định hành chính của Tòa án có hiệu lực pháp luật trên thực tế. Hoạt động thi hành án Hành chính hiệu quả, không chỉ thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, thể hiện quyền lực của nhà nước mà còn đảm bảo đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân[1]. Trong phạm vi bài viết, tác giả đi sâu phân tích một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn tổ chức thi hành án hành chính, từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này.

Những điểm mới, sửa đổi, bổ sung về vị trí việc làm, biên chế, xét nâng ngạch công chức và điều chỉnh tuổi nghỉ hưu đối với công chức

Những điểm mới, sửa đổi, bổ sung về vị trí việc làm, biên chế công chức được quy định tại Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/7/2020; xét nâng ngạch công chức được quy định tại Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; điều chỉnh tuổi nghỉ hưu được quy định tại Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021, cụ thể như sau: