Khó khăn khi thi hành Bản án, Quyết định chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay

Khoản 2 Điều 2 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 ( Luật THADS) quy định về những Bản án, Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị, bao gồm:  Bản án, Quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc; Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên thực tiễn tổ chức thi hành án đối với những bản án, quyết định được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị vẫn còn một số vướng mắc cần hoàn thiện.

Định mức việc thi hành án dân sự đối với Chấp hành viên

Trong hoạt động thi hành án dân sự, Chấp hành viên có vai trò đặc biệt quan trọng, mang tính quyết định đến hiệu quả công tác thi hành án.Trong đó, quy định định mức việc thi hành án dân sựphù hợp, khoa học đối với Chấp hành viên là một trong những yếu tố then chốt, quyết định hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của Chấp hành viên. Bài viết dưới đây đi sâu phân tích một số vấn đề liên quan đến thực trạng định mức công việc đối với Chấp hành viên và đưa ra một số giải pháp,kiến nghị để hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp luật về vấn đề này.

Thực trạng thi hành án tín dụng, ngân hàng, vướng mắc từ thực tiễn và giải pháp, kiến nghị

Trước tình hình kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid hiện nay thì tốc độ phục hồi kinh tế chậm, thị trường bất động sản trầm lắng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình hình nợ xấu của các tổ chức tín dụng tăng lên. Để giải quyết “cục máu đông” này, không chỉ riêng ngành ngân hàng mà cần phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Trong bối cảnh đó, hoạt động của các cơ quan THADS cũng có vai trò quan trọng đối với việc thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Theo số liệu thống kê, trong những năm qua các vụ việc thi hành án cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng tăng nhanh về việc và về tiền (năm 2020 cao gấp 1.4 lần về việc, gấp 1,5 lần về tiền so với năm 2017). Việc phải tổ chức thi hành án để thu hồi số tiền có giá trị rất lớn cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng cũng tạo ra áp lực  lớn cho các cơ quan THADS nói chung và các Chấp hành viên nói riêng.

Một số khó khăn, vướng mắc sau hơn 12 năm thực hiện Luật Thi hành án dân sự

Thể chế hóa chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng về công tác THADS, đồng thời tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác THADS trong tình hình mới, ngày 14/11/2008, Quốc hội đã thông qua Luật THADS. Với nhiều quy định được kế thừa có chọn lọc từ Pháp lệnh THADS năm 2004 và đặc biệt là những quy định mới về trình tự, thủ tục THADS, Luật THADS đã tạo điều kiện thuận lợi hơn đối với hoạt động THADS. Bên cạnh những tác động tích cực, sau hơn 12 năm thực hiện Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn còn một số nội dung chưa cụ thể, chưa phù hợp với thực tế, thiếu thống nhất với các lĩnh vực pháp luật có liên quan, chưa có sự điều chỉnh kịp thời những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn THADS, cần có sự tổng hợp để có biện pháp giải quyết.

Hoàn thiện quy định về xử lý tiền đặt trước trong đấu giá tài sản thi hành án

Đấu giá tài sản thi hành án là một trong những bước tác nghiệp quan trọng khi xử lý tài sản thi hành án. Việc đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự được thực hiện theo các quy định tại Luật Đấu giá tài sản năm 2016 (Luật ĐGTS); Điều 101, 102, 103, 104 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 (Luật THADS); Điều 27 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 33/2020/NĐ-CP); Điều 5 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.

Một số vướng mắc từ thực tiễn xử lý vật chứng, tài sản trong thi hành án dân sự

Xử lý vật chứng, tài sản là một trong những khoản thi hành án do cơ quan thi hành án dân sự ( THADS) chủ động tổ chức thi hành[1]. Theo khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng Hình sự, vật chứng được xử lý như sau: Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội. vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy; vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước; vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy. Trong thực tiễn tổ chức THADS, việc xử lý vật chứng, tài sản theo phán quyết của tòa án vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc.
 
[1]Khoản 2 Điều 36 Luật THADS

Kê biên tài sản đang cầm cố thế chấp để thi hành án và một số vấn đề từ thực tiễn

Theo quy định Điều 90 Luật Thi hành án dân sự (Luật THADS), trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án. Theo đó, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp hợp pháp trước khi có bản án, Quyết định của Tòa án để thi hành án khi tài sản đó đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Nâng cao hiệu quả công tác thi hành án hành chính

Công tác thi hành án hành chính là lĩnh vực còn mới so với thi hành án dân sự và thi hành án hình sự, đến nay, còn nhiều quy định chưa phù hợp với thực tiễn. Bài viết nghiên cứu quy định của pháp luật về thi hành án hành chính đặt trong mối quan hệ với pháp luật khác có liên quan. Tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, từ đó nghiên cứu đưa ra kiến nghị, đề xuất giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác này.

Kê biên, xử lý tài sản là động sản để thi hành án - Một số khó khăn từ thực tiễn

Trong các loại tài sản bị kê biên, xử lý để thi hành án thì động sản là loại tài sản phổ biến. Bên cạnh một số ưu điểm như giá trị tài sản thường tương ứng với khoản phải thi hành án; tính thanh khoản cao…thì việc kê biên, xử lý loại tài sản này cũng còn nhiều hạn chế. Bài viết dưới đây sẽ phân tích một số vướng mắc từ thực tiễn tổ chức thi hành án đối với loại tài sản này, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan.