Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trước yêu cầu rút ngắn thời gian thi hành án

Trong những năm gần đây, công tác công nghệ thông tin và thực hiện chuyển đổi số được Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS), đặc biệt quan tâm, chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả và đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong bối cảnh lượng án phải thi hành không ngừng tăng cao nhưng biên chế không tăng, thực hiện chủ trương của Đảng[1], chỉ đạo của Chính phủ[2], Thủ tướng Chính phủ[3] về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước, thời gian qua, Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS, các cơ quan THADS đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp, biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong THADS. Tuy nhiên, trước yêu cầu rút ngắn thời gian thi hành án thì việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện chuyển đổi số là rất cần thiết.
 

Chủ thể thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo quy định của Luật phá sản của một số quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam

Luật phá sản 2014 (LPS 2014) của Việt Nam đã có hiệu lực thi hành trên thực tiễn được hơn sáu năm qua. Trong quá trình áp dụng hầu hết các cá nhân, tổ chức có liên quan đều đánh giá rất cao hiệu quả của LPS 2014, đặc biệt là về trình tự thủ tục từ lúc Tòa án thụ lý cho đến lúc ra quyết định tuyên bố phá sản đã được quy định phù hợp, nhanh chóng hơn so với trước đây. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện. Một trong những vấn đề đó là các quy định về chủ thể thực hiện việc quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản. Bài viết này nêu lên một số quy định về chủ thể thi hành quyết định tuyên bố phá sản của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng

Không ngừng đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị nói chung, tổ chức mộ máy các cơ quan nhà nước riêng là chủ trương đúng đắn, xuyên suốt đã được đề ra trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng và trong quy định của Hiến pháp. Mới đây, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (Đại hội XIII) đã nhấn mạnh đến yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam với nhiều điểm mới so với các kỳ Đại hội trước. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến các yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng[1].
 
[1] TS. Nguyễn Văn Nghĩa, Tổng cục THADS, Bộ Tư pháp.

Nội luật hoá điều ước quốc tế về hành vi làm giàu bất hợp pháp - góc nhìn từ pháp luật hình sự và thi hành án dân sự

Đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng (United Nations Convention against Corruption-UNCAC)1 Sau khi trở thành thành viên của Công ước, mặc dù, tuyên bố không bị ràng buộc bởi các quy định này,2 nhưng với quyết tâm tìm ra các cơ chế, giải pháp phòng chống tham nhũng (PCTN) hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn ở trong nước, Việt Nam đã nỗ lực nội luật hóa các quy định của Công ước và nghiên cứu khả năng nội luật hóa một số giải pháp tùy nghi như hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp (Điều 20). Cụ thể, theo Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2010 về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Tư pháp nghiên cứu hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp của công chức nếu có tài sản tăng lên đáng kể so với thu nhập hợp pháp.
 
1Việt Nam đã ký kết UNCAC từ năm 2003 và chính thức phê chuẩn, tổ chức thực thi UNCAC từ năm 2009.
2Khi phê chuẩn Công ước, Việt Nam cũng đã tuyên bố không bị ràng buộc bởi quy định tại Điều 20 của Công ước: “Phù hợp với nguyên tắc của pháp luật Việt Nam, Cộng hòa XHCN Việt Nam tuyên bố không bị ràng buộc bởi các quy định về hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp và quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân”.

Quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế bảo đảm thi hành phán quyết của Tòa án

Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ngoài các chủ thể tham gia vào các quan hệ ngoại giao chủ yếu như cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự thì các chủ thể khác như Nhà nước, cơ quan nhà nước, các công ty, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty đa quốc gia, v.v. sẽ tham gia ngày càng nhiều vào các giao dịch kinh tế, dân sự, thương mại ở nước ngoài. Do đó, tất yếu sẽ phát sinh những tranh chấp dân sự, kinh tế, thương mại có yếu tố nước ngoài cần phải được giải quyết bởi cơ quan tài phán có thẩm quyền. Về nguyên tắc, phán quyết đó phải được tôn trọng và bảo đảm thi hành, trừ trường hợp được miễn trừ nghĩa vụ thi hành theo quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Thực tế ở Việt Nam trong thời gian qua cũng đã xuất hiện nhiều vụ án kinh tế, thương mại liên quan đến các chủ thể này trong lĩnh vực tư pháp quốc tế,…Việc thi hành phán quyết của Tòa án trong những trường hợp này luôn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là từ thể chế. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một cái nhìn tổng thể quy định của pháp luật Việt Nam cũng như các quy định của pháp luật quốc tế có liên quan đến quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế bảo đảm thi hành phán quyết của Tòa án.

Hoàn thiện quy định về kiêm sát thi hành án hành chính

Kiểm sát thi hành án hành chính (THAHC) có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình giải quyết vụ án hành chính nói chung và đối với hoạt động THAHC nói riêng. Thông qua việc thực hiện hoạt động này, Kiểm sát viên sẽ kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình THAHC để đưa ra những yêu cầu, kiến nghị người có thẩm quyền xử lý hoặc khắc phục các hành vi vi phạm nhằm bảo đảm cho các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án được thi hành nghiêm minh1. Tuy nhiên hiện nay, còn thiếu các quy định pháp luật chuyên biệt điều chỉnh hoạt động kiểm sát thi hành án hành chính, làm ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức cũng như hiệu quả của công tác kiểm sát này.
 
1 Lê Việt Sơn (2014). "Một số vướng mắc trong các quy định cùa pháp luật về kiêm sát THAHC". Tạp chí Kiểm sát, số 01, tr. 26.
 
 

Một số vướng mắc trong giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự

Khiếu nại, tố cáo là quyền của công dân theo luật định. Giải quyết khiếu nại, tố cáo là trách nhiệm của các cấp chính quyền. Giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo là góp phần thực hiện quyền dân chủ, khẳng định bản chất tốt đẹp của nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.Trong công tác Thi hành án dân sự (THADS), kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo những năm gần đây cho thấy chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được nâng lên rõ rệt; đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đều được xem xét giải quyết kịp thời, đúng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn phát sinh nhiều vướng mắc, làm ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng giải quyết, đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

Nâng cao hiệu quả công tác số hóa hồ sơ nghiệp vụ Thi hành án dân sự

Thực hiện tinh thần của Nghị quyết 49 NQ/TW ngày 02 /06/ 2005 của Bộ Chính trị về “tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan tư pháp”, việc nâng cao hiệu quả ứng dụng của công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động thi hành án dân sự (THADS) trong đó có công tác số hóa hồ sơ nghiệp vụ thi hành án là rất quan trọng và cần thiết.

Một số vấn đề cần lưu ý trong công tác theo dõi thi hành án hành chính

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996, sau đó được thay thế bởi Luật Tố tụng hành chính (TTHC) năm 2010, nay là Luật TTHC năm 2015 và Nghị định số 71/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án đã có những quy định về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính (THAHC) và trách nhiệm đôn đốc, theo dõi việc THAHC của các cơ quan thi hành án dân sự (THADS) (Theo Luật TTHC năm 2010 thì cơ quan THADS được giao trách nhiệm đôn đốc việc THAHC, đến Luật TTHC năm 2015 thì được sửa đổi thành trách nhiệm theo dõi việc THAHC).

Cần cơ chế pháp lý nâng cao địa vị pháp lý của chấp hành viên

Theo quy định tại Điều 17 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014(Luật THADS) thì Chấp hành viên (CHV) là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 2 của Luật THADS.Trong quá trình tổ chức thi hành án (THA), vai trò của  CHV đặc biệt quan trọng, là người giữ vị trí trung tâm của mọi hoạt động THADS. Tuy nhiên, quy định về quyền năng của CHV còn nhiều bất cập.