Bàn về vấn đề hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá để tiếp tục bán đấu giá tài sản

Thực tiễn trong thời gian qua, việc bán đấu giá tài sản kê biên đảm bảo thi hành án đã góp phần rất lớn trong việc bảo đảm hiệu quả thi hành án dân sự. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cho thấy việc bán đấu giá tài sản thi hành án thực sự là thủ tục phức tạp, khó khăn nhất trong hoạt động thi hành án dân sự. Trong đó, quy định về trường hợp người trúng đấu giá tài sản đã ký hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá nhưng không thanh toán thêm khoản tiền để đủ mua tài sản dẫn đến việc cơ quan thi hành án dân sự phải tiếp tục tổ chức bán đấu giá tài sản, nhưng quy định về việc hủy hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá quy định chưa rõ đã gây khó khăn cho các cơ quan thi hành án dân sự trong quá trình tổ chức thực hiện.

Xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự, quan điểm nào thuyết phục?

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự là lĩnh vực không mới nhưng khó thực hiện. Thực tế Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và được sửa đổi, bổ sung năm 2014 đều có qui định riêng về xử phạt vi phạm hành chính trong công tác thi hành án dân sự. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn, các văn bản dưới luật qui định không rõ ràng nên dẫn đến việc áp dụng xử lý vi phạm mỗi cơ quan mỗi khác, còn lúng túng, chưa thống nhất, đồng bộ... Dưới đây tôi xin đưa ra trường hợp vụ việc cụ thể và phân tích hai quan điểm nhận thức về Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (đặc biệt là hình thức phạt tiền) trong công tác thi hành án dân sự với quy định hiện hành trong Luật Thi hành án dân sự và Nghị định 110/2013/NĐ – CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ, mong cơ quan có thẩm quyền sớm có hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể để các cơ quan Thi hành án dân sự áp dụng, thực hiện thống nhất, đồng bộ, đúng qui định của pháp luật. 

Ủy quyền của ngân hàng trong giai đoạn thi hành án dân sự

Trong thời gian qua, các bản án liên quan đến tổ chức tín dụng, ngân hàng ngày càng nhiều, số việc thi hành án do tổ chức tín dụng, ngân hàng yêu cầu thi hành án ngày càng tăng và thực tiễn thi hành án cũng phát sinh một số khó khăn, vướng mắc, trong đó có vấn đề ủy quyền của ngân hàng đối với các chi nhánh của ngân hàng tại các tỉnh, thành phố về yêu cầu thi hành án, nhận tiền hoàn tạm ứng án phí...

Khó khăn khi đương sự tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án

Đương sự lợi dụng kẽ hở của pháp luật để nhằm tẩu tán tài sản là một vấn đề đang diễn ra trên thực tế, tuy nhiên các quy định của pháp luật hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, chưa có biện pháp đấu tranh hiệu quả đối với hành vi này. 

Chấp hành viên lập kế hoạch cưỡng chế trong trường hợp nào?

Kế hoạch cưỡng chế là một trong những công việc quan trọng của Chấp hành viên trước khi tiến hành cưỡng chế thi hành án. Việc lập kế hoạch cưỡng chế chi tiết, cụ thể có một ý nghĩa rất lớn đối với việc tổ chức cưỡng chế thi hành án thành công.

Thi hành án giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định

Giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định là một loại việc mà các cơ quan thi hành án thường xuyên gặp phải, đặc biệt là hiện nay khi các vụ việc ly hôn phát sinh ngày càng nhiều nên Chấp hành viên thường gặp rất nhiều khó khăn khi thi hành các vụ việc này.

Những quy định mới của pháp luật và những vấn đề cần lưu ý trong việc xác minh điều kiện thi hành án

Hiện nay, vấn đề xác minh điều kiện thi hành án đã được sửa đổi, bổ sung khá toàn diện trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sau đây gọi tắt là Luật sửa đổi, bổ sung) và Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự (sau đây gọi tắt là Nghị định 62/NĐ-CP).

Xét miễn phần án phí, tiền phạt cho người phải thi hành án lập công lớn

Xét miễn, giảm các khoản thu nộp ngân sách Nhà nước cho người phải thi hành án là một quy định nhân đạo, mang tính nhân văn của Nhà nước Việt Nam.  Trên cơ sở kế thừa và phát huy những ưu điểm của các quy định cũ, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014 (có hiệu lực kể từ 01/7/2015), đã có sự điều chỉnh quan trọng đối với việc xét miễn, giảm cho người phải thi hành án phù hợp với thực tiễn.  . Tuy nhiên, trong quá trình triển khai áp dụng luật vẫn còn những vướng mắc khó khăn cần có văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể. Một trong số đó là vấn đề quy định về việc xét miễn phần án phí, tiền phạt cho người phải thi hành án lập công lớn.

Cưỡng chế thi hành án đối với tài sản là giấy tờ có giá

Điều 71 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định 6 biện pháp cưỡng chế được áp dụng. Trong đó có biện pháp: “Cưỡng chế khấu trừ trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án”. Đây là biện pháp cưỡng chế đầu tiên và dễ thực hiện nhất trong các biện pháp cưỡng chế thi hành án. Biện pháp này hiện đã và đang được các cơ quan thi hành án áp dụng rất hiệu quả trong thực tiễn. 

Vướng mắc trong việc thực hiện khấu trừ thu nhập của người phải thi hành án

Quá trình tổ chức thi hành các Bản án, quyết định của Tòa án đã được cơ quan Thi hành án dân sự thi hành có hiệu quả trong nhiều năm qua, góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trong quá trình tổ chức thực thi các Bản án, quyết định của Tòa án thì còn có một số khó khăn cần phải có chỉ đạo giải pháp tháo gỡ kịp thời để cơ quan thi hành án có thể thực hiện một cách hiệu quả, triệt để những nội dung mà Bản án, quyết định của Tòa án đã tuyên.