Một số ý kiến trao đổi về tiêu chí phân loại án
Trong công tác thi hành án dân sự, việc phân loại án chính xác (có điều kiện thi hành và chưa có điều kiện thi hành) có ý nghĩa rất quan trọng và hết sức cần thiết để cơ quan Thi hành án dân sự lập kế hoạch, bảo đảm việc thi hành án dân sự được kịp thời, đầy đủ, đúng pháp luật; đồng thời, để phục vụ công tác quản lý, nâng cao trách nhiệm của Chấp hành viên trong việc tuân thủ pháp luật thi hành án dân sự; mặt khác, bảo đảm chính xác số liệu thống kê thi hành án, phản ánh thực chất kết quả, hiệu quả công tác thi hành án dân sự. Về việc này, Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội về công tác tư pháp đã giao 04 chỉ tiêu nhiệm vụ về thi hành án dân sự, trong đó có chỉ tiêu: "Bảo đảm chính xác, đúng pháp luật trong việc xác minh, phân loại án dân sự có điều kiện thi hành và chưa có điều kiện thi hành".
Bàn về vấn đề thỏa thuận thi hành án dân sự ảnh hưởng đến quyền, lợi ịch hợp pháp của người thứ ba
Tại Điểm c Khoản 1 Điều 50 Luật Thi hành án dân sự (THADS) đã quy định: Thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định đình chỉ thi hành án trong trường hợp: “Đương sự có thoả thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự không tiếp tục việc thi hành án, trừ trường hợp việc đình chỉ thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba”. Đồng thời, Khoản 4 Điều 54 Luật THADS đã quy định việc thỏa thuận chuyển giao quyền và nghĩa vụ cho người thứ ba. Theo đó, việc xác định người thứ ba trong các trường hợp trên đã có một số ý kiến và quan điểm khác nhau.
Một số vấn đề cần sửa đổi, bổ sung trong pháp luật thi hành án dân sự trên cơ sở rà soát Bộ luật dân sự năm 2015
Bộ luật dân sự sửa đổi năm 2015 (BLDS) đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII ngày 24-11-2015, gồm 27 chương, 689 điều. Trong điều kiện hiện nay, khi bên cạnh BLDS đã và đang tồn tại ngày càng nhiều các đạo luật điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động đặc thù như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, Luật hôn nhân và gia đình, Luật Thi hành án dân sự… Như vậy, trong mối quan hệ với các luật chuyên ngành, BLDS đứng ở vị trí trung tâm với tư cách là luật gốc. Trên cơ sở đạo luật gốc này, qua quá trình rà soát văn bản quy phạm pháp luật trong thi hành án dân sự, có một số vấn đề trong pháp luật thi hành án dân sự cần phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Một số nội dung pháp luật thi hành dân sự Nhật Bản và khuyến nghị áp dụng tại Việt Nam
Qua nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật của Nhật Bản cho thấy quy định pháp thi hành dân sự Nhật Bản có những nội dung tương đồng với pháp luật về thi hành án dân sự ở Việt Nam, tuy nhiên có nhiều nội dung mang tính đặc trưng, đặc thù của Nhật Bản. Ở Nhật Bản pháp luật quy định là thi hành dân sự còn ở Việt Nam là thi hành án dân sự. Xin giới thiệu một số nội dung pháp luật về thi hành dân sự Nhật Bản và khuyến nghị áp dụng tại Việt Nam.
Kê biên quyền sử dụng đất mang tên người được thi hành án để đảm bảo thi hành nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án
Tại khoản 3 Điều 71 Luật Thi hành án dân sự quy định một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành án đó là “Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ”. Trong đó, việc cưỡng chế kê biên Quyền sử dụng đất được quy định từ Điều 110 đến Điều 113 Luật Thi hành án dân sự. Trong thực tế thì giấy tờ về quyền sử dụng đất được kê biên có thể mang tên người phải thi hành án hoặc người khác với điều kiện quyền sử dụng đất là của người phải thi hành án. Tuy nhiên, trong trường hợp quyền sử dụng đất đang do người phải thi hành án sử dụng, chưa chuyển quyền sở hữu sử dụng tại Văn phòng đăng ký Quyền sử dụng đất và vẫn mang tên người được thi hành án thì quá trình kê biên gặp khó khăn và giữa các cơ quan hữu quan còn có nhiều quan điểm xử lý khác nhau.
Một số vấn đề chung về thống kê thi hành án dân sự
Thống kê thi hành án dân sự là một hoạt động quan trọng trong công tác thi hành án dân sự. Việc hiểu đúng những vấn đề chung về thống kê thi hành án dân sự góp phần thực hiện tốt công tác thống kê thi hành án dân sự.
Biện pháp cưỡng chế khai thác đối với tài sản để thi hành án
Khai thác tài sản của người phải thi hành án là một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành án quy định tại điều 71 Luật Thi hành án dân sự. Cưỡng chế khai thác đối với tài sản để thi hành án được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định mà tài sản của người phải thi hành án có giá trị quá lớn so với nghĩa vụ phải thi hành và tài sản của người phải thi hành án có thể khai thác để thi hành án.
Bảo quản tài sản là quyền sử dụng đất sau khi kê biên
Bảo quản tài sản sau khi kê biên, đặc biệt đối với tài sản là quyền sử dụng đất là một vấn đề không đơn giản. Trong thực tế đã có những trường hợp hiện trạng tài sản kê biên bị thay đổi gây khó khăn và mất rất nhiều thời gian của các cơ quan thi hành án.
Bàn về quy định trích lại tiền thuê nhà cho người phải thi hành án khi thi hành án cưỡng chế trả nhà, giao nhà
Trong biện pháp cưỡng chế trả nhà, giao nhà theo Điều 115 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 có quy định về trường hợp Chấp hành viên trích lại từ số tiền bán tài sản một khoản tiền để người phải thi hành án thuê nhà phù hợp với giá thuê nhà trung bình tại địa phương trong thời hạn 01 năm. Đây là một quy định mang tính nhân đạo cao, hợp lý, hợp tình, tuy nhiên trên thực tế khi áp dụng quy định này vẫn có một số vấn đề phát sinh.