Những nội dung liên quan đến công tác thi hành án dân sự trong Nghị quyết số 111/2015/QH13 của Quốc hội

Tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27/11/2015 “về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện Kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2016 và các năm tiếp theo”. Nghị quyết số 111/2015/QH13 có nhiều nội dung, trong đó có những nội dung liên quan đến công tác thi hành án dân sự cần được lưu ý.

Kết quả thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự năm 2015 và giai đoạn 2011-2015

Có thể nói rằng việc thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự năm 2015 nói riêng và giai đoạn 2011-2015 nói chung, đặc biệt là sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23/11/2012 “về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, của Tòa án nhân dân tối cao và công tác thi hành án năm 2013” (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 37/2012/QH13). Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các giải pháp chủ động, quyết liệt, mang tính đột phá để nâng cao hiệu quả công tác thi hành án. Trên cơ sở các Nghị quyết của Quốc hội, hằng năm Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự đã ra quyết định giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể về thi hành án dân sự.

Chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự năm 2016 được giao đảm bảo thực chất hơn và có tính đến yếu tố khả thi

Trong hai ngày 11 và 12 tháng 12 năm 2015, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hộ nghị triển khai công tác thi hành án dân sự năm 2016. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ đã đến dự và chỉ đạo Hội nghị. Hội nghị đã nghe và thảo luận dự thảo Báo cáo tổng kết công tác năm 2015 và nhiệm kỳ 2011-2015; phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2016 và định hướng nhiệm kỳ 2016-2021; Chương trình trọng tâm công tác thi hành án dân sự năm 2016; quán triệt chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự năm 2016 theo Quyết định số 2167/QĐ-BTP ngày 09/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Quyết định số 940/QĐ-TCTHADS ngày 09/12/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự về việc giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cho các cơ quan thi hành án dân sự địa phương năm 2016.

Chính thức thực hiện chế định Thừa phát lại từ 1/1/2016

Ngày 26/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về việc thực hiện chế định Thừa phát lại. Theo đó, chấm dứt việc thí điểm và cho thực hiện chế định Thừa phát lại trong phạm vi cả nước kể từ ngày 1/1/2016.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự: ”Quy chế số 14 đã góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự”

Những năm gần đây, công tác thi hành án dân sự (THADS) luôn nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và xã hội. Một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần làm cho công tác thi hành án dân sự đạt được kết quả trên là do có sự phối hợp chặt chẽ của liên ngành Trung ương và địa phương, trong đó đặc biệt phải kể đến việc ký kết Quy chế số 14/2013/QCLN/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về phối hợp liên ngành trong công tác THADS và tổ chức thực hiện tốt Quy chế này. Xung quanh việc thực hiện Quy chế này, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS (Bộ Tư pháp).

Đoàn cơ sở Tổng cục tổ chức thăm Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam

Ngày 28/11/2015, thực hiện Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2015 và nhằm tìm hiểu cội nguồn lịch sử, văn hóa, quá trình hình thành, phát triển của đất nước, qua đó nâng cao tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc cho Đoàn viên thanh niên; Đoàn cơ sở Tổng cục Thi hành án dân sự đã tổ chức thăm Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam.

Tọa đàm lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo “Thông tư hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự”

Ngày 27/9/2015, Bộ Tư pháp phối hợp với Dự án “Hài hòa hóa pháp luật hiện hành và thống nhất áp dụng pháp luật hướng tới năm 2020” (Dự án JICA) tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo “Thông tư hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự”, thay thế Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/07/2010 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự. Chủ trì buổi tọa đàm là đồng chí Nguyễn Thanh Thủy - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và ông Sakai Naoki, Chuyên gia Dự án JICA - Nhật Bản.

Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai các nội dung mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành

Ngày 01/12/2015, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai các nội dung mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành tại khu vực miền Bắc được tổ chức tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Đến dự và chỉ đạo Hội nghị có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long; tham dự Hội nghị có đại diện Học viện Tư pháp, Trường Đại học Luật Hà Nội, các đồng chí Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự của 31 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại khu vực miền Bắc; gần 600 học viên gồm Phó Cục trưởng, Trưởng phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án, Phòng kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo, Phòng Tổ chức cán bộ Cục Thi hành án dân sự; Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự; đại diện Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng, Trưởng phòng Thi hành án quân khu 1,2,3,4; quân chủng Hải quân, Bộ Tổng tham mưu; 20 Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự tại Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và các đồng chí cán bộ công chức Tổng cục Thi hành án dân sự.

Tạo chuyển biến tích cực trong công tác Thi hành án dân sự

Chiều 26/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị sơ kết việc thực hiện Quy chế số 14/2013/QCLN/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 09/10/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về phối hợp liên ngành trong công tác thi hành án dân sự (Quy chế 14) và Lễ ký Quy chế phối hợp liên ngành giữa Tổng cục Thi hành án dân sự và Tổng cục VIII (Bộ Công an).

Tổng cục Thi hành án dân sự tiếp và làm việc với các chuyên gia của Dự án JICA, Nhật Bản.

Sáng ngày 19/11/2015, Tổng cục Thi hành án dân sự đã có buổi làm việc với các thành viên nhóm chuyên gia Dự án JICA của Nhật Bản. Tham dự buổi làm việc, về phía Tổng cục Thi hành án dân sự có đồng chí Lê Thị Kim Dung - Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 1, đồng chí Nguyễn Xuân Tùng - Chánh Văn phòng Tổng cục Thi hành án dân sự, đồng chí Lê Xuân Hồng - Quyền Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 3, đồng chí Lê Anh Tuấn - Quyền Giám đốc Trung tâm thống kê, quản lý dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin và đồng chí Nguyễn Như Chiến - Phó Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 2, về phía chuyên gia Dự án JICA của Nhật Bản có ông Hiroshi Matsuo – thành viên nhóm chuyên gia JICA hỗ trợ Bộ luật dân sự của Việt Nam cùng các chuyên gia của Dự án JICA, Nhật Bản là ông Kawanishi Hajime và ông Tsukahara Masanori.