Ngay từ đầu năm, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo Hệ thống thi hành án dân sự (THADS) tập trung triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ để thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao theo Nghị quyết số 96/2019/QH14 của Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án (Nghị quyết 96/2019/QH14). Sau 06 tháng triển khai thực hiện nhiệm vụ, công tác THADS, hành chính (HC) đã đạt được những kết quả rất khả quan so với cùng kỳ năm 2022, cụ thể:
1. Về kết quả công tác thi hành án dân sự
Về việc: Thụ lý mới 313.709 việc, tăng 63.316 việc (tăng 25,29%). Tổng số phải thi hành 625.642 việc, tăng 37.293 (tăng 6,34%), trong đó: có điều kiện thi hành 434.152 việc, tăng 23.075 việc (tăng 5,61%), chiếm 69,39%; chưa có điều kiện (trừ số đã chuyển sổ theo dõi riêng) 181.924 việc, chiếm 29,08%; thi hành xong 234.426 việc, tăng 32.229 việc (tăng 15,94%); đạt tỉ lệ 54,00% (tăng 4,81%).
Về tiền: Thụ lý mới 98.285 tỷ 817 triệu 037 nghìn đồng, tăng 28.605 tỷ 563 triệu 875 nghìn đồng (tăng 41,05%). Tổng số phải thi hành 346.898 tỷ 247 triệu 535 nghìn đồng, tăng 51.446 tỷ 056 triệu 327 nghìn đồng (tăng 17,41%), trong đó có điều kiện thi hành 198.916 tỷ 652 triệu 512 nghìn đồng, tăng 37.682 tỷ 298 triệu 827 nghìn đồng (tăng 23,37%), chiếm 57,34%. Chưa có điều kiện (trừ số đã chuyển sổ theo dõi riêng) 133.282 tỷ 419 triệu 051 nghìn đồng, chiếm 38,42%. Thi hành xong 52.296 tỷ 045 triệu 561 nghìn đồng, tăng 17.081 tỷ 895 triệu 295 nghìn đồng (tăng 48,51%); đạt tỉ lệ 26,29% (tăng 4,45%).
Kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế: Về việc, thụ lý mới 1.677 việc, tăng 614 việc (tăng 57,76%). Tổng số phải thi hành 3.682 việc, tăng 551 việc (tăng 17,60%), trong đó: Có điều kiện thi hành 2.500 việc, tăng 434 việc (tăng 21,01%), chiếm 67,90%. Chưa có điều kiện (trừ số đã chuyển sổ theo dõi riêng) 1.146 việc, chiếm 31,12%; Thi hành xong 900 việc, tăng 185 việc (tăng 25,87%); đạt tỉ lệ 36,00% (tăng 1,39%);
Về tiền: Thụ lý mới 22.602 tỷ 096 triệu 169 nghìn đồng, tăng 10.072 tỷ 180 triệu 694 nghìn đồng (tăng 80,39%); tổng số phải thi hành 94.745 tỷ 747 triệu 482 nghìn đồng, tăng 16.100 tỷ 455 triệu 923 nghìn đồng (tăng 20,47%) so với cùng kỳ năm 2022, trong đó có điều kiện thi hành 55.531 tỷ 001 triệu 161 nghìn đồng, tăng 12.824 tỷ 712 triệu 203 nghìn đồng (tăng 30,03%), chiếm 58,61%; chưa có điều kiện (trừ số đã chuyển sổ theo dõi riêng) 38.562 tỷ 436 triệu 256 nghìn đồng, chiếm 40,70%; Thi hành xong 18.531 tỷ 578 triệu 675 nghìn đồng, tăng 9.481 tỷ 359 triệu 280 nghìn đồng (tăng 104,76%); đạt tỉ lệ 33,37% (tăng 12,18%).
Kết quả công tác phối hợp, tổ chức thi hành phần trách nhiệm dân sự trong các bản án, quyết định hình sự đối với người phải thi hành án đang là phạm nhân tại các trại giam thuộc Bộ Công an: Tổng số việc, tiền thụ lý của người phải thi hành án đang chấp hành án phạt tù tại trại giam, trại tạm giam là 94.197 việc (giảm 13,35%), tương ứng với số tiền 41.231 tỷ 093 triệu đồng (giảm 40,1%). Đã thi hành xong 27.055 việc thu được số tiền 1.531 tỷ 199 triệu đồng đạt tỷ lệ 46.8% về việc và 6.1% về tiền.
2. Về kết quả công tác thi hành án hành chính
Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 167/QĐ-BTP ngày 13/02/2023 ban hành Kế hoạch triển khai công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và THAHC năm 2023. Đồng thời, thực hiện kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
[1], Bộ Tư pháp ký Quyết định số 2512/QĐ-BTP ngày 22/12/2022 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện kiến nghị của Ủy ban Tư pháp và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính trong giải quyết các vụ án hành chính, thi hành các bản án, quyết định của Tòa án đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND, UBND; có văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
[2], trong đó, đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục quán triệt, thực hiện, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Luật Tố tụng hành chính năm 2015, Nghị định số 71/2016/NĐ-CP và Chỉ thị số 26/CT-TTg.
Trong 06 tháng đầu năm 2023, Tòa án nhân dân các cấp đã chuyển giao cho các cơ quan THADS 1.867 bản án hành chính. Các cơ quan THADS thực hiện theo dõi 897 việc với số cũ chuyển sang là 539 việc
[3], số tiếp nhận mới là 358 việc
[4].
Kết quả THAHC, các cơ quan hành chính đã thi hành xong 216 việc, tăng trên 140% (trong đó, số bản án đã có quyết định buộc thi hành án hành chính của Tòa án là 70 bản án, số bản án chưa có quyết định buộc thi hành án hành chính của Tòa án là 146 bản án); đang tiếp tục thi hành 681 việc (trong đó, số bản án đã có quyết định buộc thi hành án hành chính của Tòa án là 356 bản án, số bản án chưa có quyết định buộc thi hành án hành chính của Tòa án là 325 bản án).
Như vậy, trong những tháng đầu năm 2023, mặc dù tình hình thế giới, trong nước diễn biến phức tạp hơn so với dự báo; khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế ngày càng tăng, tạo sức ép rất lớn lên quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô, tác động lớn đến phục hồi, phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực và đời sống nhân dân. Đồng thời, trong bối cảnh số việc, số tiền phải thi hành đều tăng so với cùng kỳ năm 2022 nhưng toàn Hệ thống THADS đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt để tổ chức thi hành án đạt kết quả cao hơn so với cùng kỳ, trong đó kết quả thi hành án về việc tăng 15,94% về việc, 48,51% về tiền; các mặt công tác của Hệ thống THADS vẫn cơ bản được triển khai kịp thời, đảm bảo tiến độ theo Kế hoạch. Một số địa phương rất nỗ lực, cố gắng có kết quả cao về việc, về tiền
[5].
Đạt được kết quả như trên là do Bộ Tư pháp đã tích cực chỉ đạo toàn Hệ thống THADS triển khai quyết liệt toàn diện, đồng bộ, sâu sát, kịp thời các mặt công tác. Bên cạnh việc tiếp tục bám sát các nội dung, yêu cầu của các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương 4 khóa XI, XII về trách nhiệm nêu gương, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh... Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS đã kịp thời quán triệt chỉ đạo thực hiện nghiêm văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 96/2019/QH14, Nghị quyết số 27-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đề ra nhiều đường lối, chủ trương quan trọng liên quan đến các lĩnh vực hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp; các Nghị quyết của Chính phủ và thực hiện nhiệm vụ trong kết luận và chỉ đạo của Lãnh đạo các cấp, kết luận của các Đoàn kiểm tra...