Định giá tài sản trong thi hành án dân sự

Định giá tài sản là hoạt động quan trọng và thường được thực hiện trong thi hành án dân sự, nhất là khi cưỡng chế thi hành án dân sự. Định giá tài sản kê biên trong thi hành án dân sự hiện nay được quy định tại Điều 98, 99 và 104 Luật thi hành án dân sự năm 2008; Điều 15, 16 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Quy định về định giá tài sản trong thi hành án dân sự có nhiều đổi mới so với trước đây, vì vậy trong hoạt động nghiệp vụ thi hành án dân sự đòi hỏi các Chấp hành viên, cơ quan thi hành án nhận thức đúng và áp dụng thống nhất.

Giải quyết án tồn đọng: Các ngành phải chung tay

Hôm qua 19/8, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các ngành đánh giá tình hình chấp hành pháp luật trong Thi hành án dân sự (THADS); trong đó nội dung được đề cập nhiều là giải quyết án tồn đọng.

Xác minh điều kiện thi hành án trách nhiệm chính vẫn thuộc về cơ quan thi hành án

Việc xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án là cơ sở pháp lý để Chấp hành viên áp dụng kịp thời các biện pháp cưỡng chế thi hành án hoặc kiến nghị Thủ trưởng cơ quan Thi hành án ra các quyết định về thi hành án, trả đơn yêu cầu, ủy thác, hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ…và là cơ sở để phân loại án. Điều 34 Luật thi hành án dân sự (qui định về từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án) không có khoản nào quy định đơn yêu cầu không có thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì được từ chối. Bởi vậy, cơ quan thi hành án cần xác định xác minh điều kiện thi hành án là trách nhiệm chính của cơ quan thi hành án.

Giải quyết án tồn đọng ở Văn Lãng (Lạng Sơn): Khó trăm bề

Là huyện miền núi có đường biên giới quốc gia dài 36km với hai cửa khẩu (Tân Thanh và Cốc Nam - Tân Mỹ), Văn Lãng có ưu thế về phát triển kinh tế nhưng cũng đi liền với khó khăn, phức tạp trong công tác thi hành án dân sự…