Xác minh điều kiện thi hành án - Dưới góc độ chức trách, nhiệm vụ của Chấp hành viên
Xác minh điều kiện thi hành án là một trong những hoạt động nghiệp vụ rất quan trọng trong quá trình tổ chức thi hành án, được Chấp hành viên thực hiện để thu thập, xác định thông tin về tài sản, thu nhập, địa chỉ, các điều kiện thi hành án khác của người phải thi hành án và các thông tin khác có liên quan làm cơ sở cho việc tổ chức thi hành án.Ý nghĩa quan trọng của hoạt động xác minh điều kiện thi hành án thể hiện ở chỗ kết quả xác minh điều kiện thi hành án là căn cứ mang tính chất quyết định cho các tác nghiệp tiếp theo cũng như quyết định kết quả tổ chức thi hành án, là cơ sở để xem xét ra quyết định chưa có điều kiện thi hành án, hoãn thi hành án, đình chỉ thi hành án, hoặc ra các quyết định áp dụng biện pháp đảm bảo, biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định.
Một số điểm mới trong quy định về cưỡng chế, xử lý tài sản thi hành án
Cưỡng chế, xử lý tài sản thi hành án là một trong những bước tác nghiệp quan trọng của chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án. Việc hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này là rất cần thiết và quan trọng. Nghị định số 33/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS( Nghị định số 33/2020/NĐ-CP) đã có những sửa đổi, bổ sung khá chi tiết về vấn đề này.
Nghị định số 33/2020/NĐ-CP và một số điểm mới cần lưu ý trong quy định về thanh toán tiền, tài sản thi hành án
Thanh toán tiền, tài sản thi hành án là một trong những bước tác nghiệp của chấp hành viên, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự. Một trong những nội dung được sửa đổi, bổ sung rất mới của Nghị định số 33/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự ( sau đây gọi tắt là Nghị định số 33/2020/NĐ-CP) đó là quy định về thanh toán tiền, tài sản thi hành án.
Một số ý kiến trao đổi về “người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong thi hành án dân sự”: những vướng mắc, bất cập và đề xuất hướng giải quyết
Khi một bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực được thi hành sẽ không chỉ có ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, người phải thi hành án và còn ảnh hưởng, tác động đến cả người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Và trong nhiều trường hợp, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cũng là thành phần quan trọng tham gia vào quá trình tổ chức thi hành án. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn chưa có đầy đủ các quy định của pháp luật về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong thi hành án dân sự, cũng như quá trình áp dụng các quy định này trong thực tiễn còn có những vướng mắc, bất cập nhất định.
Hoàn thiện quy định về thời hạn trong thi hành án dân sự
Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác. Trong thi hành án dân sự( THADS), các vấn đề chung liên quan đến cách tính thời hạn, thời điểm tính thời hạn, kết thúc thời hạn…được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015).