Một số ý kiến về đình chỉ thi hành án

Theo Từ điển Tiếng Việt “đình chỉ” là “ngừng lại hoặc làm cho phải ngừng lại trong một thời gian hoặc vĩnh viễn”,theo Từ điển Pháp lý thì “đình chỉ thi hành án” là “ngừng việc thi hành bản án, quyết định dân sự”. Đình chỉ thi hành án là việc cơ quan thi hành án ngừng hẳn việc thi hành bản án, quyết định dân sự khi có những căn cứ theo quy định của pháp luật. 

Một số hạn chế, bất cập pháp luật về cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án

Cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản củangười phải thi hành án đang do người thứ ba giữ là biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự có nhiều điều luật quy định nhất trong các điều luật quy định về các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự và cũng thường được áp dụng nhiều nhất trong thực tế. Tuy nhiên, theo chúng tôi thì pháp luật hiện hành về cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án còn một số bất cập sau đây:
 

Một số vấn đề thực trạng pháp luật chung về cưỡng chế thi hành án dân sự

Pháp luật hiện hành về cưỡng chế thi hành án dân sự ở nước ta quy định tại Luật Thi hành án dân sự và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành. Các quy định về cưỡng chế thi hành án dân sự đã không ngừng được hoàn thiện, đáp ứng tốt hơn yêu cầu bảo vệ quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự trong thực tiễn, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự.

Hệ thống Thi hành án dân sự tiếp tục tinh giản 750 biên chế trong giai đoạn 2017-2021

Ngày 24/01/2018, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã phê duyệt Đề án tinh giản biên chế của Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự địa phương giai đoạn 2015-2021 với mục tiêu chung là nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức và người lao động, thu hút những người có đức, có tài vào làm việc tại Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự địa phương, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động của Hệ thống cơ quan thi hành án dân sự, giảm chi thường xuyên, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Hệ thống cơ quan thi hành án dân sự, của Bộ, Ngành Tư pháp và thực hiện mục tiêu xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính và phục vụ. Đặc biệt, Đề án đã xác định mục tiêu tinh giản cụ thể là số lượng biên chế công chức giảm tối thiểu của 05 năm (2017 - 2021) là 750 biên chế. Về lộ trình, từ năm 2017 đến năm 2021, mỗi năm sẽ tinh giản 150 trường hợp.

Một số nội dung thông báo về thi hành án trong công tác thi hành án dân sự

Trong công tác thi hành án dân sự thì thông báo về thi hành án là một thủ tục rất quan trọng theo quy định của pháp luật. Thông báo về thi hành án là hình thức chuyển tải thông tin thông qua việc chuyển các văn bản, giấy tờ hoặc tài liệu khác chứa đựng nội dung thông tin đến đối tượng được nhận thông báo, do người có thẩm quyền thực hiện theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định.

Thực tiễn áp dụng quy định về miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với các khoản thu nộp ngân sách nhà nước

Miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước là việc Tòa án có thẩm quyền xem xét và quyết định việc người phải thi hành án không phải thi hành một số tiền cụ thể mà trước đó theo họ phải thi hành theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực. Việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước vừa thể hiện tình nhân đạo, khoan dung của Nhà nước đối với người phải thi hành án, vừa góp phần làm giảm các vụ việc thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước chưa có điều kiện thi hành. Quy định của pháp luật về miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước đã được triển khai thực hiện từ rất lâu. Tuy nhiên, trên thực tế khi triển khai quy định về miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, vướng mắc dẫn đến hiệu quả trong việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước chưa cao.

Về quyền tố cáo của người được thi hành án ?

Tố cáo là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận. Tố cáo là cụm từ khá quen thuộc trong pháp luật cũng như cuộc sống thường nhật vẫn thường sử dụng. Thế nhưng, những người trong cuộc (liên quan trực tiếp) bị cơ quan, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước trực tiếp xâm phạm đến quyền lợi của họ có quyền tố cáo hay không? Khi nào thì có quyền tố cáo?

Một số vấn đề về kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án dân sự

Khoản 1, khoản 3 Điều 107 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”, “ Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.” Điểm g khoản 2 Điều 6 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 cũng quy định một trong những công tác của Viện kiểm sát nhân dân khi  thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp là kiểm sát việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.

Một số vấn đề cần lưu ý khi ký kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản thi hành án

Luật Đấu giá tài sản có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2017, theo đó Luật đã xác định đấu giá là hoạt động mang tính chất dịch vụ không có liên quan đến các giai đoạn trước và sau đấu giá. Để thực hiện hoạt động đấu giá tài sản thì người có tài sản phải thực hiện ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá. Đây là điểm mới của Luật Đấu giá tài sản so với các quy định trước đây của pháp luật về đấu giá tài sản.

Cần nghiên cứu, thay đổi căn bản cơ chế theo dõi, đôn đốc thi hành án dân sự

1. Bấy lâu nay, đội ngũ công chức thi hành án dân sự nói chung, đội ngũ Chấp hành viên nói riêng thường “phàn nàn” về sự thiếu công bằng trong cơ chế đánh giá công chức, xếp hạng đơn vị và bình xét thi đua khen thưởng do các công việc này dựa phần lớn trên cơ sở chế độ thống kê hiện hành. Lý do chính là do các quy định thống kê hiện nay được xây dựng trên cơ sở “chốt” kết quả thi hành án theo năm, từ 01/10 năm trước đến hết 30/9 năm sau.