Kỹ năng tiếp công dân và kinh nghiệm tiếp công dân khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự
Tiếp công dân là trách nhiệm, là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các ngành. Trung bình hàng năm, Thủ trưởng các đơn vị tại các cấp, các ngành và cán bộ được giao thực hiện nhiệm vụ tiếp dân phải tiếp hàng trăm ngàn lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Người dân đến khiếu nại, tố cáo thường có trạng thái tâm lý đa dạng, hành vi khó lường, đòi hỏi cán bộ tiếp công dân phải có những kỹ năng phù hợp mới làm tốt được công tác này.
Tiếp công dân và công tác dân vận nâng cao hiệu quả tiếp công dân về thi hành án dân sự
Tiếp công dân nói chung là công tác quan trọng trong các hoạt động của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta. Thông qua hoạt động tiếp công dân, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức tiếp nhận được các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để có các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành án tín dụng, ngân hàng
Thi hành án cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng là nhiệm vụ hết sức quan trọng của các cơ quan thi hành án dân sự, không chỉ đảm bảo việc hoàn thành chỉ tiêu được giao hàng năm của các cơ quan thi hành án dân sự mà còn góp phần tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng cải thiện được thanh khoản, mở rộng tín dụng hợp lý, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao sự an toàn, lành mạnh, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, thị trường tiền tệ.
Nâng cao trách nhiệm của Lãnh đạo, Chấp hành viên, cán bộ cơ quan thi hành án dân sự trong thực thi nhiệm vụ
Trong 6 tháng đầu năm 2018, Bộ Tư pháp đã tích cực chỉ đạo toàn Hệ thống Thi hành án dân sự triển khai quyết liệt toàn diện, đồng bộ, kịp thời các mặt công tác. Các cơ quan thi hành án dân sự thi hành xong số việc đạt tỉ lệ 52,61% (tăng 0,95% so với cùng kỳ năm 2017). Kết quả đạt được góp phần tích cực bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân có liên quan đến công tác thi hành án dân sự.