Sau hơn 4 năm thực hiện, Luật Thi hành án dân sự đã góp phần từng bước nâng cao vị thế của các cơ quan Thi hành án dân sự, tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương tổ chức thi hành án, tác động tích cực và hiệu quả đối với đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, hạn chế nên cần phải sửa đổi, bổ dung để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn thi hành án dân sự trong giai đoạn hiện nay.
Tại buổi Tọa đàm đồng chí Lê Anh Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ nghiệp vụ I cho biết việc sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án dân sự nhằm bảo đảm các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực của pháp luật phải được nghiêm chỉnh thi hành; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành án dân sự; giảm cơ bản vụ việc tồn đọng; bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ịch hợp pháp của người được thi hành án, hạn chế sự chây ỳ, kéo dài của người phải thi hành án; xác định rõ hơn vai trò, trách nhiệm của Tòa án, Viện Kiểm sát, Ủy ban nhân dân và các cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động thi hành án dân sự.
Đồng chí Nguyễn Thanh Thủy đã đưa ra một số ý kiến tập trung thảo luận đi sâu vào một số vấn đề cần thiết sửa đổi, bổ sung như: Vai trò, trách nhiệm của Tòa án trong việc ra quyết định thi hành án; các quy định về thủ tục thi hành án dân sự; quy định về xử lý vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự để các đại biểu tham gia trao đổi, đóng góp ý kiến. Ngoài ra, Tọa đàm cũng được nghe một số chuyên đề liên quan đến những nội dung cần quy định về đảm bảo an toàn cho Chấp hành viên trong hoạt động thi hành án dân sự, một số vướng mắc liên quan đến áp dụng Luật Thi hành án dân sự tại Tòa án.