Sign In

Trách nhiệm xử lý thông tin báo chí của các phòng chuyên môn thuộc Cục và Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, thị xã, thành phố.

12/09/2018

Theo Quy trình phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong Hệ thống THADS của Tổng cục Thi hành án dân sự (được ban hành theo Quyết định số 815/QĐ-TCTHADS ngày 13/7/2018) thì trách nhiệm của các phòng chuyên môn thuộc Cục và Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, thị xã, thành phố được quy định như sau:
1. Trách nhiệm của Văn phòng Cục:
a) Hàng ngày điểm tin, theo dõi thông tin trên chuyên mục thông tin về thi hành án dân sự tại Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục liên quan đến hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn quản lý; tiếp nhận các yêu cầu xử lý thông tin báo chí của Lãnh đạo Tổng cục; tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên.
b) Phân loại thông tin; đề xuất Cục trưởng phân công các phòng chuyên môn thuộc Cục hoặc các Chi cục trực thuộc xử lý thông tin báo chí; chuyển các phòng chuyên môn, Chi cục trực thuộc ý kiến chỉ đạo phân công xử lý thông tin báo chí của Cục trưởng.
c) Phối hợp với các phòng chuyên môn hoặc chủ trì, phối hợp với các Chi cục trực thuộc tham mưu Cục trưởng xử lý thông tin báo chí .
d) Tổng hợp, theo dõi, báo cáo định kỳ tình hình xử lý thông tin báo chí tại Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh; tham mưu Cục trưởng đôn đốc các phòng chuyên môn, Chi cục trực thuộc được phân công thực hiện đúng trách nhiệm, thời hạn xử lý thông tin báo chí theo quy định.
đ) Tổng hợp, chuẩn bị các nội dung thông tin báo chí phục vụ hoạt động phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí của người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí tại Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh.

2. Trách nhiệm của các phòng chuyên môn thuộc Cục:
a) Nghiên cứu, kiểm tra, theo dõi, tham mưu Cục trưởng xử lý thông tin báo chí phản ánh liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh:
- Đối với các thông tin cần cung cấp theo yêu cầu của cơ quan báo chí, phóng viên, nhà báo như:

“Trả lời trên báo chí
1. Khi người đứng đầu cơ quan báo chí có yêu cầu Tổng cục, Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh trả lời vấn đề mà công dân nêu ra trên báo chí, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng cục, Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức rà soát lại nội dung được nêu và trả lời trên báo chí.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại của tổ chức, công dân và tố cáo của công dân do cơ quan báo chí chuyển đến, người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng cục, Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan báo chí biết biện pháp giải quyết.”
“Trả lời phỏng vấn trên báo chí
1. Người phỏng vấn phải thông báo trước cho người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng cục, Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh biết mục đích, yêu cầu và câu hỏi phỏng vấn. Trường hợp cần phỏng vấn trực tiếp mà không có sự thông báo trước thì phải được người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng cục, Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh đồng ý.
2. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng cục, Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh có quyền yêu cầu xem lại nội dung trả lời trước khi đăng, phát.
Đối với những ý kiến phát biểu tại hội nghị, hội thảo, các cuộc gặp gỡ, trao đổi, nói chuyện có nhà báo tham dự, nhà báo không được chuyển thành bài phỏng vấn trừ khi được sự đồng ý của người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng cục, Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh”


Phòng chuyên môn thuộc Cục được phân công có trách nhiệm nghiên cứu, chuẩn bị nội dung trả lời báo chí, trả lời phỏng vấn, chuyển văn phòng Cục tổng hợp, báo cáo người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh để trả lời cơ quan báo chí theo quy định.
- Đối với các nội dung báo chí phản ánh về những vấn đề chung, phòng chuyên môn được phân công có trách nhiệm nghiên cứu, tổng hợp, theo dõi, đề xuất và tham mưu cho Cục trưởng trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành chung của Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh.
- Đối với nội dung báo chí phản ánh các việc thi hành án cụ thể, phòng chuyên môn được phân công có trách nhiệm nghiên cứu, kiểm tra (trường hợp cần thiết, tham mưu Cục trưởng yêu cầu Chi cục trực thuộc cung cấp thông tin liên quan đến vụ việc báo chí phản ánh), tham mưu Cục trưởng thông tin cho báo chí: Trường hợp thông tin phản ánh chính xác về những hiện tượng tiêu cực trong hoạt động thi hành án dân sự, thi hành án hành chính trong phạm vi địa bàn quản lý, phòng chuyên môn được phân công có trách nhiệm tham mưu Cục trưởng tổ chức các biện pháp chấn chỉnh, xử lý theo quy định pháp luật; đồng thời cung cấp thông tin báo chí về kết quả xử lý. Trường hợp thông tin phản ánh chưa đầy đủ, thiếu chính xác hoặc thuộc các trường hợp như:

“Cải chính trên báo chí
1. Khi có căn cứ cho rằng cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thuộc cơ quan trong quá trình thực thi công vụ, người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng cục, Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh có văn bản yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vụ việc mà báo chí đã đăng, phát có văn bản kết luận.
2. Khi có văn bản kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vụ việc mà báo chí đã đăng, phát là sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thuộc cơ quan trong quá trình thực thi công vụ, người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng cục, Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh có văn bản yêu cầu cơ quan báo chí đó phải đăng, phát phần nội dung kết luận đó và nội dung cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả, tác phẩm báo chí theo quy định.”
“Phản hồi thông tin
Khi có căn cứ cho rằng cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín hoặc gây hiểu lầm làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thuộc cơ quan trong quá trình thực thi công vụ, người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng cục, Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh có văn bản nêu ý kiến phản hồi đến cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án.”


Phòng chuyên môn được phân công có trách nhiệm tham mưu Cục trưởng có văn bản yêu cầu cơ quan báo chí cải chính, xin lỗi hoặc nêu ý kiến phản hồi gửi đến cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí (Gửi kèm hồ sơ, tài liệu minh chứng), trường hợp cần thiết để nghị cơ quan quản lý báo chí xem xét xử lý theo quy định của pháp luật hoặc khởi kiện ra Tòa.
Trường hợp cần thiết, phối hợp với Văn phòng Cục tham mưu Cục trưởng thông tin cho báo chí dưới hình thức thông cáo báo chí; cung cấp thông tin cho báo chí tại buổi họp báo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cung cấp thông tin cho báo chí tại buổi giao ban báo chí do địa phương tổ chức; tổ chức họp báo đột xuất theo quy định.
- Đối với nội dung thông tin được phản ánh từ các nguồn báo chí khác nhau hoặc thông tin đang được xử lý nhưng cơ quan báo chí tiếp tục phản ánh mà không có tình tiết mới, phòng chuyên môn được phân công xử lý thông tin báo chí có trách nhiệm tiếp tục theo dõi, tham mưu Cục trưởng việc xử lý thông tin báo chí khi có thông tin mới về tình hình giải quyết vấn đề báo chí phản ánh.
b) Báo cáo kết quả xử lý thông tin báo chí:
Đối với việc xử lý thông tin báo chí yêu cầu phải báo cáo Lãnh đạo Tổng cục, phòng chuyên môn được phân công xử lý thông tin báo chí có trách nhiệm tham mưu xây dựng báo cáo, trong đó nêu rõ: (i) Kết quả giải quyết vấn đề/vụ việc báo phản ánh; (ii) Kết quả thông tin phản hồi báo chí theo chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục (kèm theo các tài liệu có liên quan); (iii) Đề xuất khác liên quan đến vụ việc (nếu có). Báo cáo kết quả xử lý thông tin báo chí do phòng chuyên môn được phân công tham mưu xây dựng và các tài liệu có liên quan đồng thời gửi về Văn phòng Cục để tổng hợp, theo dõi chung.

3. Trách nhiệm của các Chi cục trực thuộc:
a) Nghiên cứu, kiểm tra, theo dõi; phối hợp với Văn phòng Cục tham mưu Cục trưởng xử lý thông tin báo chí phản ánh liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục trực thuộc:
- Trường hợp thông tin phản ánh chính xác về những hiện tượng tiêu cực trong hoạt động thi hành án dân sự, thi hành án hành chính thuộc phạm vi trách nhiệm của Chi cục trực thuộc, Chi cục có trách nhiệm tổ chức hoặc để xuất tổ chúc các biện pháp chấn chỉnh, xử lý theo quy định pháp luật; phối hợp với Văn phòng Cục tham mưu Cục trưởng cung cấp thông tin báo chí về kết quả xử lý.
- Trường hợp thông tin phản ánh chưa đầy đủ, thiếu chính xác hoặc thuộc các trường hợp như:

“Cải chính trên báo chí
1. Khi có căn cứ cho rằng cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thuộc cơ quan trong quá trình thực thi công vụ, người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng cục, Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh có văn bản yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vụ việc mà báo chí đã đăng, phát có văn bản kết luận.
2. Khi có văn bản kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vụ việc mà báo chí đã đăng, phát là sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thuộc cơ quan trong quá trình thực thi công vụ, người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng cục, Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh có văn bản yêu cầu cơ quan báo chí đó phải đăng, phát phần nội dung kết luận đó và nội dung cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả, tác phẩm báo chí theo quy định.”
“Phản hồi thông tin
Khi có căn cứ cho rằng cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín hoặc gây hiểu lầm làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thuộc cơ quan trong quá trình thực thi công vụ, người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng cục, Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh có văn bản nêu ý kiến phản hồi đến cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án.”


Chi cục trực thuộc có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Cục tham mưu Cục trưởng có văn bản yêu cầu cơ quan báo chí cải chính, xin lỗi hoặc nêu ý kiến phản hồi gửi đến cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí (Gửi kèm hồ sơ, tài liệu minh chứng), trường hợp cần thiết đề nghị cơ quan quản lý báo chí xem xét xử lý theo quy định của pháp luật hoặc khởi kiện ra Tòa.
- Đối với nội dung thông tin được phản ánh từ các nguồn báo chí khác nhau hoặc thông tin đang được xử lý nhưng cơ quan báo chí tiếp tục phản ánh mà không có tình tiết mới, Chi cục trực thuộc có trách nhiệm tiếp tục theo dõi, phối hợp với Văn phòng Cục kịp thời tham mưu Cục trưởng cung cấp thông tin cho báo chí khi có thông tin mới về tình hình giải quyết vấn đề báo chí phản ánh.
- Đối với các thông tin cần cung cấp theo yêu cầu của cơ quan báo chí, phóng viên, nhà báo như:

“Trả lời trên báo chí
1. Khi người đứng đầu cơ quan báo chí có yêu cầu Tổng cục, Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh trả lời vấn đề mà công dân nêu ra trên báo chí, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng cục, Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức rà soát lại nội dung được nêu và trả lời trên báo chí.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại của tổ chức, công dân và tố cáo của công dân do cơ quan báo chí chuyển đến, người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng cục, Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan báo chí biết biện pháp giải quyết.”
“Trả lời phỏng vấn trên báo chí
1. Người phỏng vấn phải thông báo trước cho người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng cục, Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh biết mục đích, yêu cầu và câu hỏi phỏng vấn. Trường hợp cần phỏng vấn trực tiếp mà không có sự thông báo trước thì phải được người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng cục, Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh đồng ý.
2. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng cục, Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh có quyền yêu cầu xem lại nội dung trả lời trước khi đăng, phát.
Đối với những ý kiến phát biểu tại hội nghị, hội thảo, các cuộc gặp gỡ, trao đổi, nói chuyện có nhà báo tham dự, nhà báo không được chuyển thành bài phỏng vấn trừ khi được sự đồng ý của người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng cục, Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh”


Chi cục trực thuộc có trách nhiệm nghiên cứu, phối hợp với Văn phòng Cục chuẩn bị nội dung trả lời báo chí, trả lời phỏng vấn, báo cáo người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh để trả lời cơ quan báo chí theo quy định.
b) Phối hợp với Văn phòng Cục tham mưu Cục trưởng báo cáo kết quả xử lý thông tin báo chí theo yêu cầu của Lãnh đạo Tổng cục theo các nội dung sau:

“Báo cáo kết quả xử lý thông tin báo chí:
Đối với việc xử lý thông tin báo chí yêu cầu phải báo cáo Lãnh đạo Tổng cục, phòng chuyên môn được phân công xử lý thông tin báo chí có trách nhiệm tham mưu xây dựng báo cáo, trong đó nêu rõ: (i) Kết quả giải quyết vấn đề/vụ việc báo phản ánh; (ii) Kết quả thông tin phản hồi báo chí theo chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục (kèm theo các tài liệu có liên quan); (iii) Đề xuất khác liên quan đến vụ việc (nếu có). Báo cáo kết quả xử lý thông tin báo chí do phòng chuyên môn được phân công tham mưu xây dựng và các tài liệu có liên quan đồng thời gửi về Văn phòng Cục để tổng hợp, theo dõi chung.”


Theo TK BBT

Các tin đã đưa ngày: