Sign In

TP.HCM: Triển khai công tác Thi hành án dân sự, theo dõi THAHC năm 2023

04/01/2023

TP.HCM: Triển khai công tác Thi hành án dân sự, theo dõi THAHC năm 2023
Chiều 03.01 tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) thành phố Hồ Chí Minh, Cục THADS thành phố Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác THADS,theo dõi thi hành án hành án hành chính năm 2022 và triển khai công tác năm 2023. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi tới dự và chỉ đạo Hội nghị.
Cùng tham dự Hội nghị tại TP.HCM về phía Tổng cục THADS có Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực;  Phó vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ Trần Thị Hải Ngọc. Về phía Cục THADS thành phố có Q.Cục trưởng Nguyễn Văn Hòa, các Lãnh đạo Cục, Lãnh đạo các Phòng chuyên môn thuộc Cục; Lãnh đạo Chi cục và kế toán trưởng Chi cục THADS quận, huyện, thành phố Thủ Đức cùng toàn thể công chức thuộc Cục.
 
   

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội lớn của khu vực phía Nam và cả nước, theo đó trên địa bàn TP.HCM phát sinh nhiều vụ án dân sự, kinh tế, hình sự, đặc biệt là các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế , số lượng thụ lý của các cơ quan Thi hành án dân sự tại TP.HCM chiếm khoảng 1/6 về việc và khoảng 2/5 về tiền trong tổng số của toàn Hệ thống THADS, bình quân 335 việc/Chấp hành viên/năm), vì vậy kết quả của các cơ quan THADS Thành phố Hồ Chí Minh luôn có ảnh hưởng lớn đến việc hoàn thành chỉ tiêu của toàn Hệ thống THADS. Các cơ quan Thi hành án dân sự TP.HCM hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án theo tinh thần Nghị quyết số 96/2019/NQ-QH14 của Quốc hội gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, sát sao, kịp thời của Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS, các cấp ủy, chính quyền TP.HCM, lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự, lãnh đạo các Chi cục Thi hành án dân sự trên địa bàn TPHCM đã quyết liệt chỉ đạo, tập trung triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, tạo chuyển biến mạnh mẽ về kết quả THADS, theo dõi thi hành án hành chính, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành chỉ tiêu chung của toàn Hệ thống THADS và việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM.
 
   

Năm 2022, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là số thụ lý mới tăng cao (tăng trên 10.000 tỷ đồng (tăng 39%) so với 2021) nhưng các cơ quan THADS Tp HCM đã có nhiều nỗ lực vượt khó để triển khai các mặt công tác, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Kết quả thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ có chuyển biến mạnh mẽ, hoàn thành đạt và vượt cả 02 chỉ tiêu chính về việc và về tiền ; so với năm 2021, số thi hành xong tăng trên 16.000 việc (tăng 45,65%) và tăng trên 15.000 tỷ đồng (tăng 115%); Công tác thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, nhất là các vụ BCĐTW theo dõi được tập trung thực hiện quyết liệt, thu hồi trên 14.000 tỷ đồng. Những kết quả trên đã đóng góp mạnh mẽ vào kết quả chung của toàn Hệ thống THADS.
   
 
Công tác chỉ đạo, điều hành được đổi mới; những thiếu sót, vi phạm trong THADS từng bước được chấn chỉnh, khắc phục; công tác tổ chức cán bộ tiếp tục được tập trung củng cố, kiện toàn; một số vụ việc lớn, phức tạp đã được tập trung giải quyết; Công tác tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền các cấp và các cơ quan liên quan trên địa bàn được tăng cường, phát huy hiệu quả, kịp thời tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn công tác.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, đó là: (i) Một số chỉ tiêu, nhiệm vụ còn chưa hoàn thành, kết quả án tín dụng, ngân hàng đạt thấp (thi hành xong 292 việc và 1.700 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 6% về việc và 9% về tiền); (ii) Còn số lượng lớn vụ việc THAHC chưa được thi hành dứt điểm (còn 179 bản án, quyết định); (iii) Công tác triển khai các dự án đầu tư công còn chậm; quản lý tài sản công có trường hợp còn chưa chặt chẽ; (iv) Tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương công vụ, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, lối sống của một bộ phận CHV, công chức THADS còn chưa đáp ứng yêu cầu... 

 
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
 
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ Trưởng Bộ Tư pháp ghi nhận nỗ lực và kết quả của toàn hệ thống THADS toàn thành phố và yêu cầu các cơ quan THADS Tp HCM cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc những thách thức, yêu cầu hiện nay, tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, nỗ lực, phấn đấu thực hiện tốt hơn nữa các nhiệm vụ được giao, cùng chuyển mình mạnh mẽ với quyết tâm của Đảng, Chính phủ và Bộ Tư pháp, cụ thể.
(i)Bám sát Chương trình công tác trọng tâm trong lĩnh vực THADS của Bộ Tư pháp, Nghị quyết số 23-NQ/BCSĐ, triển khai đồng bộ, toàn diện các mặt công tác THADS, các giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương để phấn đấu hoàn thành các nhóm chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao theo Nghị quyết số 96/2019/QH14, của Bộ Tư pháp và Tổng cục THADS. Tập trung tổ chức thi hành các vụ việc thu hồi tiền, tài sản trong các vụ án về tham nhũng, kinh tế, đặc biệt là các vụ việc BCĐTW về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo; nâng cao kết quả thi hành các vụ việc tín dụng, ngân hàng; các vụ việc trọng điểm, phức tạp kéo dài, kiểm soát chặt chẽ tiến độ, kết quả xử lý tài sản trong các vụ việc này.
 (ii)Tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành theo hướng sâu sát, quyết liệt, bám sát tình hình cơ sở và thực tiễn công tác THADS. Quán triệt, thực hiện nghiêm các kết luận kiểm tra, thanh tra, kiểm sát, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền. Lãnh đạo Cục và các Chi cục THADS phát huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu đơn vị, chủ động, kịp thời đề ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn đơn vị để hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao; thường xuyên trực tiếp kiểm tra, giám sát chặt chẽ Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án, nhất là các khâu, lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực như bán đấu giá tài sản thi hành án; giao nhận tang tài vật, quản lý kho vật chứng…
 (iii)Thực hiện hiệu quả hơn nữa các giải pháp phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, phòng ngừa vi phạm trong công tác THADS. Thường xuyên quán triệt, tuyên truyền, giáo dục sâu rộng các quy định về phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan THADS, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo các cơ quan THADS; Tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đồng thời, thực hiện nghiêm các quy định về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp; Đề cao vai trò giám sát, kiểm sát của các cơ quan có thẩm quyền trong THADS, nhất là vai trò của VKSND các cấp trong quá trình tổ chức thi hành án. Đồng thời, có các giải pháp phát huy hiệu quả vai trò giám sát của các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội đối với từng CHV, công chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
(iv) Thực hiện tốt Quy chế làm việc, Quy chế dân chủ, công khai minh bạch, không để tiềm ẩn nguy cơ buông lỏng quản lý; Rà soát, nghiên cứu đề xuất, sửa đổi quy trình làm việc, quy chế công tác và thực hiện kiểm soát quyền lực trong các hoạt động THADS phù hợp với tình hình thực tiễn của cơ quan THADS; Từng CHV, công chức phải phát huy vai trò, trách nhiệm trước nhiệm vụ được giao, thường xuyên học tập, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức cũng như nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Yêu cầu 100% công chức ký cam kết không tham nhũng, tiêu cực; xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, lãnh đạo đơn vị các cấp khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực tại cơ quan, đơn vị mình.
 (v) Chú trọng kiện toàn tổ chức, bộ máy các cơ quan THADS, thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ ứng dụng CNTT, cải cách hành chính, chủ động phối hợp, thực hiện Thu tạm ứng án phí, Lệ phí Tòa án qua Cổng dịch vụ công trực tuyến. Tập trung nguồn lực triển khai thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư công trên địa bàn Thành phố.
 (vi) Phát huy hơn nữa hiệu quả công tác phối hợp trong các mặt công tác THADS, làm tốt vai trò cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo THADS; chủ động, tích cực tham mưu, đề xuất, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, Ban chỉ đạo THADS các cấp để kip thời giải quyết các vụ án lớn, trọng điểm; phức tạp, kéo dài, vụ việc thu hồi tài sản tham nhũng và thực hiện các dự án đầu tư công trên địa bàn.
Quyền Cục trưởng Nguyễn Văn Hòa phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Quyền Cục trưởng Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Hòa gửi lời cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ tư pháp, đặc biệt là Thứ trưởng Mai Lương Khôi đã có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng, sâu sắc. Trong đó, Thứ trưởng đã ghi nhận và biểu dương những kết quả đạt được, những đóng góp tích cực của THADS TP.HCM đối với hệ thống THADS nói riêng và công tác Tư pháp của Bộ, ngành nói chung.
 
   

Kết thúc đợt thi đua chào mừng kỷ niệm 76 năm Ngày Truyền thống Thi hành án dân sự, Tổng Cục trưởng đã tặng Giấy khen cho 01 tập thể và 02 cá nhân, Cục trưởng đã tặng Giấy khen cho 11 tập thể và 114 cá nhân.
Kết thúc năm thi đua 2022, có 24 tập thể đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”; 591 cá nhân dạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”; 63 cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”. Cục trưởng tặng Giấy khen cho 07 tập thể và 173 cá nhân. Ngoài ra, có 07 tập thể và 73 cá nhân được tặng Giấy khen của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Thành phố trong phong trào thi đua “90 ngày phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021”.
 
   

02 tập thể (Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Nghiệp vụ 2) và 11 cá nhân nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp vì thành tích xuất sắc trong công tác thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế.
Năm 2022, Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị tặng danh hiệu “Cờ thi đua Ngành Tư pháp” cho 2 tập thể; tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho 2 tập thể và 20 cá nhân; công nhận “Tập thể lao động xuất sắc” cho 11 tập thể; tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho 1 cá nhân, danh hiệu “Lao động tiên tiến” cho 4 cá nhân và tặng Giấy khen của Tổng Cục trưởng cho 1 tập thể và 1 cá nhân.
 
   

 

Các tin đã đưa ngày: