Các giải pháp rút ngắn thời gian xác minh và kê biên tài sản thi hành án
(01/09/2017)
Các giải pháp cơ bản để rút ngắn thời gian xác minh, lý tài sản thi hành án trước hết cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, đặc biệt đối với việc xây dựng thể chế liên quan đến công tác thi hành án dân sự thì vấn đề đầu tiên cần phải thay đổi cơ bản tư duy, cách hiểu về giai đoạn thi hành án dân sự. Thi hành án dân sự là một hoạt động rất đặc thù, có nhiều khó khăn phức tạp, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ pháp chế, duy trì kỷ cương phép nước, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Mọi phán quyết của Tòa án nhân danh Nhà nước chỉ là những phán quyết trên giấy nếu không được tổ chức thi hành hoặc thi hành không đầy đủ trên thực tế.
Ứng dụng công nghệ thông tin để rút ngắn thời gian thi hành án
(21/08/2017)
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thi hành án dân sự được Nhà nước bảo đảm theo quy định tại Điều 24 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và nhiều văn bản khác của Đảng, Nhà nước. Mặc dù công tác thi hành án dân sự đạt được nhiều kết quả khả quan, tuy nhiên việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thi hành án dân sự để rút ngắn thời gian thi hành án dân sự là hoàn toàn cần thiết và có cơ sở. Để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu rút ngắn thời gian thi hành án dân sự thì việc nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung pháp luật về thi hành án dân sự theo hướng quy định thực hiện một số thủ tục thi hành án dân sự thực hiện thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và bảo đảm các điều kiện thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong thi hành án dân sự cần được thực hiện.
Những lưu ý trong thực hiện uỷ thác thi hành án dân sự
(24/07/2017)
Ủy thác thi hành án dân sự có vai trò rất quan trọng trong hoạt động thi hành án dân sự góp phần bảo đảm thi hành kịp thời, đầy đủ nội dung phần quyết định của bản án, quyết định được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự, bảo đảm thực thi quyền, nghĩa vụ của các đương sự trong thi hành án dân sự, mặt khác giúp cho cơ quan thi hành án dân sự giải quyết việc thi hành án dân sự, giảm thiểu việc thi hành án tồn đọng. Việc ủy thác thi hành án dân sự nhìn chung đã được cơ quan thi hành án dân sự thực hiện đúng quy định của pháp luật, tuy nhiên thực tiễn cho thấy có lúc, có nơi còn lúng túng, thực hiện chưa đúng dẫn đến sai sót, vi phạm về thủ tục ủy thác thi hành án dân sự. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực hiện ủy thác thi hành án dân sự chưa đúng là do nhận thức chưa đầy đủ, chưa chính xác quy định về ủy thác thi hành án dân sự.
Một số quy định của pháp luật về Thi hành án dân sự khó thực thi trong thực tiễn.
(18/07/2017)
Thông qua công tác kiểm sát thi hành án dân sự, chúng tôi thấy có một số nội dung của văn bản pháp luật về Thi hành án dân sự còn chưa được thống nhất với các luật chuyên ngành khác gây không ít khó khăn cho công tác tổ chức và thi hành án của Cơ quan Thi hành án dân sự cũng như các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan đến công tác thi hành án dân sự, cụ thể như sau:
Tìm hiểu quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 trong lĩnh vực thi hành án dân sự
(16/07/2017)
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật[1]” và “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật[2]”. Để bảo đảm thực hiện tốt quyền con người và những quyền cơ bản của công dân theo quy định nêu trên của Hiến pháp và những văn bản pháp luật mới có liên quan, ngày 20 tháng 6 năm 2017, Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 (sau đây gọi tắt là Luật TNBTNN năm 2017), thay thế cho Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 (sau đây gọi tắt là Luật TNBTNN năm 2009).
[1] Khoản 1 Điều 14.
[2] Khoản 5 Điều 31.
Một trường hợp xử lý tài sản bảo đảm của bên thứ ba trong thi hành án dân sự
(16/07/2017)
“Nợ xấu” là vấn đề rất nóng không chỉ riêng ngành Ngân hàng mà còn rất nóng trên các diễn đàn Quốc hội và trên các phương tiện thông tin đại chúng trong suốt những ngày qua. Nợ xấu tạo ra sự bất ổn và tác động xấu đến nền kinh tế và được ví như “cục máu đông”. Do đó, việc xử lý nợ xấu trong thời gian qua đã được cả hệ thống chính trị quan tâm và vào cuộc trong đó có cả hệ thống các cơ quan thi hành án[1]. Năm 2016 các cơ quan thi hành án đã xử lý tài sản và thu cho các tổ chức tín dụng khoảng 78.652 tỷ đồng (tăng hơn năm 2015 là khoảng 9.687 tỷ đồng). Tuy nhiên, mặc dù các cơ quan thi hành án đã cố gắng, nỗ lực nhưng số nợ xấu còn tồn ở các cơ quan thi hành án dân sự là rất lớn hơn 50.000 tỷ đồng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến số nợ xấu còn tồn ở các cơ quan thi hành án dân sự như: tài sản bảo đảm không đủ, thị trường bất động sản trầm lắng… nhưng có nguyên nhân là bản án, quyết định của Tòa án tuyên không rõ ràng đặc biệt là những bản án, quyết định liên quan đến xử lý tài sản của bên thứ ba bảo lãnh cho người phải thi hành án (bên đi vay).
[1] Ngày 21/6/2017, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 14 đã thông qua Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng
Một số lưu ý trong việc thực hiện thông báo về thi hành án dân sự
(03/07/2017)
Thông báo về thi hành án dân sự là một hình thức chuyển tải nội dung thông tin nhất định đến đối tượng được thông tin, nhằm làm cho đối tượng được nhận thông tin biết được thông tin để thực hiện những hành vi nhất định liên quan đến việc thi hành án. Chấp hành viên chịu trách nhiệm chính trong việc thông báo về thi hành án. Thư ký, Chuyên viên và công chức khác được giao giúp việc cho Chấp hành viên có trách nhiệm thực hiện. Đây là thủ tục hay xảy ra sai sót đối với Chấp hành viên, vì vậy cần đặc biệt lưu ý thực hiện đúng quy định, với những nội dung quan trọng sau đây:
Liệu có rủi ro khi nhận chuyển nhượng tài sản người phải thi hành án đang thế chấp cho ngân hàng ?
(26/06/2017)
Theo quy định của Bộ luật dân sự thì trường hợp khi đến hạn thực hiện nghĩa được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm được xử lý. Một trong các phương thực thức xử lý là bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm thỏa thuận để bên bảo đảm tự bán tài sản. Tuy nhiên, trên thực tế khi bên bảo đảm tự xử lý tài sản các tổ chức tín dụng, ngân hàng (bên nhận bảo đảm) chỉ quan tâm đến việc thu hồi khoản nợ mà thiếu sự hỗ trợ về mặt pháp lý cho người mua tài sản thế chấp dẫn đến rủi ro cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện việc giải chấp tài sản người phải thi hành án đang thế chấp tại các tổ chức tín dụng.
Miễn, giảm khoản tiền lãi chậm thi hành án thực hiện thế nào cho đúng?
(08/06/2017)
Miễn, giảm thi hành án là một quy định nhằm xem xét, xóa bỏ hoặc giảm bớt một phần khoản thu nộp ngân sách nhà nước đối với người phải thi hành án khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Việc được xem xét miễn, giảm một mặt là quyền của người phải thi hành án, mặt khác là trách nhiệm của các cơ quan chức năng, trong đó bao gồm cơ quan thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Tòa án nhân dân.Trong thực tiễn rà soát, xây dựng hồ sơ miễn, giảm thi hành án trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành nhận thấy còn có những cách hiểu không thống nhất, dễ dẫn đến bỏ sót những trường hợp lẽ ra có đủ điều kiện, điều này gây ảnh hưởng đến chính sách của Nhà nước không được thực hiện một cách triệt để cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến người phải thi hành án.