Sign In

Xác minh điều kiện thi hành án – Một số bất cập từ thực tiễn (08/03/2019)

Trong quá trình tổ chức thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án có vai trò đặc biệt quan trọng. Kết quả xác minh là cơ sở để Chấp hành viên định hướng giải quyết hồ sơ thi hành án, đồng thời là căn cứ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp lý khác trong quá trình tổ chức thi hành án.

Hoàn thiện quy định về kết thúc việc thi hành án (08/03/2019)

Mỗi một quyết định thi hành án là một việc thi hành án. Điều 52 Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi bổ sung năm 2014 (Luật Thi hành án dân sự) đã quy định rõ về các trường hợp kết thúc việc thi hành án. Theo đó, việc thi hành án đương nhiên kết thúc trong trường hợp sau: Có xác nhận của cơ quan Thi hành án dân sự về việc đương sự đã thực hiện xong quyền, nghĩa vụ của mình; Có quyết định đình chỉ thi hành án.

Khó khăn, vướng mắc điển hình trong việc thi hành một số bản án vụ án hình sự kinh tế, tham nhũng lớn và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác. (31/08/2018)

Kết quả công tác thi hành án dân sự 10 tháng đầu năm 2018 của các cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn và có những tồn tại, hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu, kế hoạch công tác đề ra; đặc biệt là kết quả về tiền đạt tỷ lệ rất thấp (13,3%), chưa bằng 1/2 chỉ tiêu được giao (trên 32%).

Tìm hiểu một số quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 trong lĩnh vực thi hành án dân sự (25/06/2018)

Nhằm thể chế hóa các quy định mới của Hiến pháp năm 2013 trong việc bảo vệ quyền con người và những quyền cơ bản của công dân[1], đồng thời thống nhất với các Bộ luật, Luật mới được ban hành như Bộ luật dân sự năm 2015, Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Luật tố tụng hành chính năm 2015…Ngày 20/6/2017, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 (Luật TNBTCNN năm 2017), thay thế cho Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 (Luật TNBTCNN năm 2009).  
[1] Khoản 5 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự…”.
 

Thi hành phán quyết của Trọng tài thương mại - một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện (08/03/2018)

Với những ưu việt của thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài Thương mại, ngày càng có nhiều chủ thể lựa chọn giải quyết tranh chấp thương mại bằng con đường Trọng tài. Theo số liệu của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam(VIAC)[1], từ năm 2010 đến năm 2016, chỉ tính riêng số lượng vụ việc tranh chấp tại VIAC là 734 việc, tăng 487 việc so với giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2009[2],  số vụ việc năm sau tăng cao hơn năm trước. Theo đó ngày càng nhiều phán quyết Trọng tài được đưa ra thi hành.  

[1] Bản tin 01.2017 - VIAC cùng Doanh nghiệp ra biển lớn hội nhập, http://viac.vn/ban-tin-c164.html, ngày đăng 15/05/2017, ngày truy cập: 25/9/2017

[2] Số việc từ năm 2003 đến  năm 2009 là 247 việc, xem Bản tin 01.2017 - VIAC cùng Doanh nghiệp ra biển lớn hội nhập, http://viac.vn/ban-tin-c164.html

VẬN ĐỘNG, THUYẾT PHỤC ĐƯƠNG SỰ TỰ NGUYỆN THI HÀNH ÁN (12/09/2017)

Đối với các cơ quan Thi hành án dân sự của thành phố Hà Nội nói chung và Chi cục Thi hành án dân sự quận Hoàn Kiếm nói riêng thì Tháng 9 được coi là tháng nước rút, là tháng quyết định việc có hoàn thành các chỉ tiêu công tác của cấp trên giao hay không.

Thi hành án kinh doanh thương mại thực trạng và giải pháp (17/02/2017)

Công tác Thi hành án dân sự là một khâu trong hoạt động tư pháp, góp phần quan trọng trong việc thực thi các Bản án, Quyết định đã có hiệu lực của Tòa án, nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, Nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay việc Thi hành án dân sự nói chung và thi hành án kinh doanh thương mại nói riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức mới.

Vai trò của Luật sư trong giai đoạn thi hành án dân sự (06/12/2016)

Giai đoạn thi hành án dân sự là giai đoạn tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, do đó có nhiều quan điểm về vai trò của luật sư trong giai đoạn này. 

Thu phí thi hành án dân sự như thế nào cho đúng (29/11/2016)

Việc thu phí thi hành án dân sự đã được thực hiện theo quy định tại Điều 60 Luật thi hành án dân sự (LTHADS), sửa đổi bổ sung năm 2014 và Điều 46 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của LTHADS; nhưng hướng dẫn chi tiết về việc thu, nộp phí thi hành án dân sự chưa có Thông tư thay thế Thông tư liên tịch 144/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 22/9/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp thực tiễn đã thấy có những điểm bất cập, thiếu sót;  vì vậy Chấp hành viên và cơ quan thi hành án gặp khó khăn đối với một số trường hợp về việc xác định có phải thu phí thi hành án dân sự không, mức thu bao nhiêu để không trái với quy định của Luật và Nghị định.

Khó khăn khi đương sự tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án (23/11/2016)

Đương sự lợi dụng kẽ hở của pháp luật để nhằm tẩu tán tài sản là một vấn đề đang diễn ra trên thực tế, tuy nhiên các quy định của pháp luật hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, chưa có biện pháp đấu tranh hiệu quả đối với hành vi này. 
Các tin đã đưa ngày: