Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động, địa vị pháp lý của Chấp hành viên
(05/11/2015)
Thi hành án dân sự là việc tổ chức thực thi trên thực tế các quyền, nghĩa vụ về phần dân sự như thanh toán tiền, xử lý tài sản, xử lý vật chứng, thực hiện các công việc, các hành vi và các nghĩa vụ khác của các chủ thể đã được quy định trong các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Một số khó khăn, vướng mắc, bất cập trong việc thu phí thi hành án
(04/11/2015)
Trong quá trình tổ chức thực hiện việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án theo Thông tư liên tịch số 144/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 22 tháng 09 năm 2010 của liên Bộ Tài chính-Bộ Tư pháp đã phát sinh một số vấn đề khó khăn, vướng mắc, bất cập trên thực tế
Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn xuất cảnh trong công tác thi hành án dân sự
(18/08/2015)
Trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự đối với đương sự có yếu tố nước ngoài cơ quan Thi hành án dân sự cần phải áp dụng biện pháp ngăn chặn để tránh việc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự. nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, người có quyền và nghĩa vụ liên quan tôi xin được trao đổi một vài ý kiến về lĩnh vực ngăn chặn đương sự có yếu tố nước ngoài xuất cảnh; rất mong sự góp ý của các đồng nghiệp.
Một số quy định mới cần chú ý của Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 về vấn đề kê biên, xử lý tài sản bán đấu giá
(17/08/2015)
Để hướng dẫn các điều khoản mà Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014; đồng thời đảm bảo tính đồng nhất, thống nhất pháp luật về thi hành án dân sự, thuận tiện cho việc áp dụng pháp luật, ngày 18/07/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự. Nghị định này thay thế các Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2009, Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009, Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2015. Đối với các việc thi hành án đã thi hành một phần hoặc chưa thi hành xong trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng đã thực hiện các thủ tục về thi hành án theo đúng quy định của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành thì kết quả thi hành án được công nhận; các thủ tục thi hành án tiếp theo được tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị định này.
Một số khó khăn, vướng mắc trong thưc hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự theo Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014, có hiệu lực từ ngày 01/7/2015
(10/08/2015)
1. Đối với việc hiểu và áp dụng Khoản 3 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự (được sửa đổi, bổ sung năm 2014)
Khoản 3 Điều 47 quy định: “Trong trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà bên nhận cầm cố, thế chấp là bên được thi hành án hoặc trường hợp bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể thì số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp, bị kê biên được ưu tiên thanh toán cho bên được bảo đảm sau khi trừ án phí của bản án, quyết định đó, chi phí cưỡng chế và khoản tiền quy định tại khoản 5 Điều 115 Luật này.
Những khó khăn, vướng mắc khi thi hành Bản án, Quyết định của Tòa án liên quan đến các tổ chức tín dụng để thu hồi nợ
(15/07/2015)
Nợ xấu ngân hàng tại Việt Nam là vấn đề nhức nhối, làm xói mòn sức khỏe của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD), gây tắc nghẽn dòng luân chuyển vốn giữa các thị trường bộ phận của nền kinh tế và cản trở đáng kể đến mức tăng trưởng kinh tế. Nợ xấu của hệ thống các TCTD đã trở thành tâm điểm quan tâm, lo lắng của các cơ quan quản lý nhà nước và các chủ thể tham gia thị trường. Nợ xấu ngân hàng đã được ví như “cục máu đông”, làm xói mòn sức khỏe của hệ thống và gây tắc nghẽn dòng vốn trong hệ thống ngân hàng, khiến việc luân chuyển vốn giữa các khu vực của nền kinh tế bị đình trệ, đặc biệt là dòng vốn chảy vào khu vực sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế
Các giải pháp cơ bản cần áp dụng ngay để giảm án tồn đọng hiệu quả trong thời gian tới
(04/06/2015)
Mục tiêu cơ bản, tổng quát của công tác thi hành án dân sự là đảm bảo cho các bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và công dân. Do đó, trong thời gian qua, để thực hiện tốt mục tiêu này, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và văn bản pháp luật quan trọng tạo nên nền tảng pháp lý khá vững chắc đồng thời hỗ trợ, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình. Nhờ đó mà công tác thi hành án dân sự trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả rõ nét, ngày càng khẳng định được vai trò, vị thế trước những yêu cầu mới của tình hình nhiệm vụ ngày càng khó khăn hơn, phức tạp hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nổi bật đã đạt được thì vẫn còn không ít những bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành chưa được tổ chức thi hành dứt điểm, còn tồn đọng trong thời gian dài. khiến cho quyền, lợi ích hợp pháp của một bộ phận quần chúng nhân dân, cơ quan tổ chức, Nhà nước không được đảm bảo, gây bức xúc trong xã hội.