Bàn về xử lý vật chứng trong một số trường hợp pháp luật chưa có quy định
(07/04/2021)
Xử lý vật chứng là việc cơ quan, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền, tùy thuộc vào từng giai đoạn tố tụng, căn cứ vào các quy định của pháp luật quyết định số phận pháp lý của vật chứng đã được thu thập trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xử lý vật chứng đúng góp phần quan trọng vào việc khôi phục lại quyền sở hữu cho chủ sở hữu, xóa bỏ phương thức điều kiện phạm tội, …nghiên cứu các quy định về xử lý vật chứng có ý nghĩa thiết thực và quan trọng đối với quá trình giải quyết án. Tuy nhiên, quá trình áp dụng pháp luật khi xử lý vật chứng và thực tiễn hiện nay vẫn có nhiều nội dung luật chưa có quy định cụ thể và cũng chưa có văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, do vậy gây lúng túng cho cơ quan có thẩm quyền khi tiến hành xử lý vật chứng và còn có nhiều quan điểm khác nhau, cụ thể:
Cách mạng công nghiệp 4.0 với công tác THADS trong tình hình mới
(09/09/2020)
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) đang mở ra một thời đại mới trong tiến trình phát triển của nhân loại - thời đại số, với những thành tựu khoa học công nghệ tác động mạnh mẽ lên mọi hoạt động và toàn xã hội. Đây chính là cơ hội lịch sử song đầy thách thức đối với công cuộc cải cách và phát triển đất nước.
Di chúc Hồ Chí Minh - Những giá trị lịch sử và định hướng cho Thanh niên Việt Nam
(26/08/2019)
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài, nhà văn hóa kiệt xuất của Đảng và dân tộc ta, trọn đời hy sinh cho sự nghiệp cách mạng vì độc lập dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Tuy đã đi xa nhưng tình cảm, đạo đức và trí tuệ của Người vẫn mãi dõi theo cùng dân tộc. Những lời căn dặn và mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Di chúc vô cùng giản dị mà thiêng liêng, kết tinh tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp, thấm đẫm tinh thần nhân văn, có giá trị lịch sử và ý nghĩa định hướng sâu sắc cho cách mạng Việt Nam nói chung và Thanh niên Việt Nam. 50 năm qua, Di chúc của Người với những giá trị tư tưởng cốt yếu và giá trị nghệ thuật đặc sắc đã trở thành Cương lĩnh hành động của toàn Đảng, toàn dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như trong công cuộc đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Một số bất cập trong thủ tục thi hành án đối với bản án dân sự của Tòa án tuyên hủy quyết định cá biệt
(20/05/2019)
Phạm vi tổ chức thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự được quy định tại Điều 1 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014), gồm: (i) bản án, quyết định dân sự; (ii) hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự; (iii) phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án; (iv) quyết định của Tòa án giải quyết phá sản; (v) quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành án và (vi) phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại.
Thông báo cho những người được thi hành án chưa yêu cầu thi hành án: Trách nhiệm của Chấp hành viên?
(20/05/2019)
Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự đã quy định bổ sung một số quyền và trách nhiệm của Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án. Một trong số đó là trách nhiệm “thông báo cho những người được thi hành án chưa có yêu cầu thi hành án để yêu cầu thi hành án”. quy định tại ....... Tuy nhiên, trong quá trình Chấp hành viên thực hiện nhiệm vụ này đã phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc cần có hướng giải quyết, cụ thể:
Một số vướng mắc trong công tác xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự đối với các khoản nộp ngân sách nhà nước
(20/05/2019)
Công tác xét miễn, giảm nghĩa vụ THADS cho người phải thi hành án đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức thi hành phần dân sự trong các bản án hình sự . Việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự đã góp phần giải quyết tình trạng án tồn đọng, đồng thời thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người phải thi hành án. Các quy định của pháp luật về việc xét miễn, giảm trong thi hành án dân sự được thể hiện cụ thể tại các Điều 61, 62, 63,64 Luật THADS sửa đổi bổ sung năm 2014 và Thông tư liên tịch số 12/2015/TTLT-BTP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/9/2015 của Bộ Tư Pháp, Bộ Tài chính, TAND tối cao, VKSND tối cao hướng dẫn việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước.
Một số kiến nghị hoàn thiện Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự
(20/05/2019)
Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự (Nghị định số 62/2015/NĐ-CP) đã có những hướng dẫn cụ thể về thủ tục thi hành án dân sự( THADS); hệ thống tổ chức cơ quan quản lý THADS, cơ quan THADS, Chấp hành viên; Thẩm tra viên; Thư ký thi hành án; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan THADS; việc thi tuyển, tuyển chọn, bổ nhiệm Chấp hành viên; thẻ, công cụ hỗ trợ, trang phục, phù hiệu, cấp hiệu và chế độ đối với Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án và người làm công tác THADS. Sau gần bốn năm thực hiện, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP đã bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định. Bài viết dưới đây phân tích một số vấn đề còn bất cập liên quan đến quá trình thực hiện nghị định số 62/2015/NĐ-CP và đề xuất một số kiến nghị để hoàn thiện.