Sự ra đời của chức danh “Chấp hành viên” năm 1972
(17/07/2018)
Sau cuộc cải cách Tư pháp năm 1950, năm 1958, theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa I đã quyết định quan trọng. Ngày 26/7/1960, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công bố Luật Tổ chức Hội đồng Chính phủ nước và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 đã ghi nhận hoạt động thi hành án dân sự và khẳng định rõ nét việc chuyên môn hóa, đồng thời đề cao vị trí, vai trò của nhân viên chấp hành án, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động THADS.
Cụ Huỳnh Thúc Kháng - Người ký Sắc lệnh đặt nền tảng cho hoạt động thi hành án dân sự
(17/07/2018)
Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, ngày 14/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 13/SL, một trong những văn bản đầu tiên đặt nền móng cho việc hình thành nền tư pháp xét xử của chế độ mới, quy định cách tổ chức toà án và các ngạch thẩm phán trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Điều thứ 3 Sắc lệnh quy định trách nhiệm của Ban Tư pháp “Thi hành những mệnh lệnh của các Thẩm phán cấp trên”. Đây là Sắc lệnh đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho tổ chức Thi hành án dân sự tại Việt Nam, đồng thời cũng khẳng định hoạt động thi hành án dân sự đã sớm trở thành công cụ quan trọng tham gia bảo vệ chính quyền nhân dân ngay từ những ngày đầu của Nhà nước cách mạng.
Sự hình thành pháp luật về "Xác minh điều kiện thi hành án"
(17/07/2018)
Ngày 28/8/1945, Chính phủ lâm thời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra tuyên cáo công bố danh sách nội các thống nhất quốc gia, trong đó có Bộ Tư pháp, đánh dấu sự ra đời của ngành Tư pháp nước ta. Tiếp đó, tại Sắc lệnh số 33/SL ngày 13/9/1945 đã thành lập các Tòa án quân sự, bước đầu thiết lập hệ thống cơ quan xét xử của chế độ mới.