Quá trình hình thành và phát triển chế định cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam

Phạm vi bài viết này đề cập đến quá trình hình thành và phát triển chế định cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam, với những thời kỳ, giai đoạn cơ bản sau đây:

Về trả lại tiền, tài sản, giấy tờ cho người được thi hành án là phạm nhân

Tổ chức việc thi hành án dân sự đối với đương sự là phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù trong trại giam, trại tạm giam là một công việc rất khó khăn, phức tạp, không chỉ  đối với những việc phạm nhân là người phải thi hành án mà còn cả đối với những việc thi hành án trả lại tiền, tài sản, giấy tờ mà phạm nhân là người được thi hành án. Thủ tục trả lại tiền, tài sản, giấy tờ cho người được thi hành án đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam, trại tạm giam được quy định cụ thể tại Điều 129 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BTP-BCA-BTC ngày 06/02/2013 hướng dẫn trình tự, thủ tục thu, nộp, quản lý tiền, giấy tờ của người phải thi hành án dân sự và trả tiền, giấy tờ cho người được thi hành án dân sự là phạm nhân (gọi tắt là Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BTP-BCA-BTC).

Vấn đề thu hồi quyết định giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự

Trong những năm qua, khiếu nại về thi hành án dân sự có chiều hướng phát sinh nhiều vụ việc phức tạp, khiếu nại kéo dài. Đây là vấn đề còn nhiều khó khăn, bất cập và “trăn trở” của cả Hệ thống Thi hành án dân sự. Quá trình giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại sau khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, đương sự không đồng ý đã khiếu nại tiếp. 

Quyết định về thi hành án dân sự

Trong thi hành án dân sự, ngoài các quyết định hành chính được thực hiện như quyết định nâng lương, quyết định kỷ luật cán bộ thi hành án.v.v thì còn có nhiều loại quyết định nghiệp vụ thi hành án dân sự, các quyết định nghiệp vụ thi hành án dân sự được hiểu là quyết định về thi hành án dân sự. Vậy thì, các quyết định về thi hành án dân sự là các quyết định nào cần được xác định đầy đủ và chính xác.

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra trong hoạt động thi hành án dân sự năm 2018

Công tác kiểm tra hoạt động thi hành án dân sự trong thời gian qua luôn được Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Tư pháp và lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự quan tâm. Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã ban hành Nghị quyết số 10/NQ-BCSĐ về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác thi hành án dân sự năm 2017 đã đặt ra nhiều yêu cầu. Trong đó có việc cần phải chú trọng nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của Tổng cục Thi hành án dân sự đối với các cơ quan thi hành án dân sự địa phương, đặc biệt là cấp Chi cục, đáp ứng yêu cầu quản lý ngành. Năm 2017, Tổng cục Thi hành án dân sự đã thực hiện nhiều đợt kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất đối với các Cục và Chi cục Thi hành án. Thông qua công tác kiểm tra nhiều vi phạm đã được phát hiện, xử lý, khắc phục kịp thời. 
 

Hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành đáp ứng yêu cầu quản lý tập trung thống nhất trong Hệ thống ngành dọc

Trong thực tiễn quản lý, có ba nguyên tắc chính chi phối hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước trong mối quan hệ giữa trung ương và địa phương, bao gồm: Tập quyền, phân quyền và tản quyền.

Sự cần thiết và cơ sở tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thi hành án dân sự

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta đã được triển khai thực hiện với mục tiêu đẩy mạnh phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng, nhất là trước yêu cầu và thách thức của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 là xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ liệu hiện tại trong công nghệ sản xuất, bao gồm các hệ thống không gian mạng, mạng lưới vạn vật kết nối Internet và điện toán đám mây. Công tác thi hành án dân sự là công việc của Nhà nước, hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự nên phải tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của mình.