Sign In

Tăng cường công tác vận động, thuyết phục trong Thi hành án dân sự (09/12/2022)

Thi hành án dân sự là một hoạt động liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của người được thi hành án và người phải thi hành án. Chính vì vậy, đương sự dễ cảm thấy búc xúc không thoải mái tâm lý trước những việc Chấp hành viên thực hiện, nên quá trình tổ chức thi hành án gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, khiếu nại, tố cáo kéo dài làm mất tình hình an ninh chính trị ở địa phương.
 

Một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng lao động một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (17/06/2019)

Ngày 14/5/2019, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BNV sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng lao động một số loại công viên trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2019. Để công chức, người lao động trong các cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh biết, thực hiện, Trang TTĐT Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ngãi đăng tải toàn văn nội dung Thông tư số 03/2019/TT-BNV và các văn bản có liên quan.

Hiệu quả từ việc ký kết Quy chế phối hợp giữa Bộ Tư pháp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong lĩnh vực thi hành án dân sự (18/03/2019)

Có thể khẳng định thi hành án dân sự có vai trò quan trọng trong hoạt động tố tụng nói chung và quá trình giải quyết vụ án nói riêng. Để thi hành các Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì các cơ quan THADS không thể thực hiện các công việc một cách “độc lập” mà cần có sự phối hợp với các cơ quan, ban, ngành chức năng trong đó cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường có vai trò rất quan trọng.

Thực trạng công tác kiểm tra thi hành án dân sự, thi hành án hành chính tại tỉnh Quảng Ngãi và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này trong hoạt động thi hành án. (17/01/2019)

Những kết quả đạt được
Để kịp thời phát hiện những thiếu sót, vi phạm pháp luật trong THADS, hành chính (nếu có) từ các Chi cục THADS cấp huyện, Chấp hành viên Cục Thi hành án dân sự tỉnh nhằm giúp Cục trưởng chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu do Tổng cục Thi hành án dân sự giao; ngày 26/12/2017, Cục trưởng đã ký Quyết định số 282/QĐ-CTHADS về việc ban hành kế hoạch kiểm tra công tác THADS, hành chính năm 2018 đã triển khai cho các phòng chuyên môn thuộc Cục và Chi cục THADS các huyện, thành phố tổ chức thực hiện.

Một số tồn tại, hạn chế và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ngãi (16/01/2019)

Năm 2018, công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Ngãi đã từng bước đi vào nề nếp và có nhiều chuyển biến tích cực. Thông qua công tác tiếp công dân, nhiều cơ quan THADS đã ghi nhận và giải quyết xong các khiếu nại, tố cáo, yêu cầu, kiến nghị, phản ánh của công dân, qua đó hỗ trợ hiệu quả cho công tác thi hành án dân sự trên địa bàn, giảm khiếu nại, tố cáo (KNTC) vượt cấp, kéo dài.

Triển khai hỗ trợ trực tuyến và cơ chế một cửa trong công tác thi hành án dân sự trên toàn quốc (30/05/2017)

Hỗ trợ trực tuyến yêu cầu thi hành án và cơ chế một cửa tại các cơ quan thi hành án dân sự (THADS) được thực hiện thí điểm từ tháng 07/2016. Sau gần một năm đưa vào thí điểm tại 12 địa phương trên cả nước bước đầu đã cho thấy những tín hiệu tích cực từ phía người dân và các cơ quan thi hành án địa phương. Dựa trên những kết quả đạt được, Tổng cục THADS đã quyết định triển khai hỗ trợ trực tuyến THADS và cơ chế một cửa trên phạm vi toàn quốc kể từ ngày 01/6/2017.

Đổi mới phương thức điều hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước (21/12/2016)

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có công văn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và các cấp chính quyền địa phương đổi mới phương thức điều hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Một số nội dung cần hướng dẫn về cơ chế quản lý tài chính đối với kinh phí cưỡng chế thi hành án, kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự (13/01/2016)

Trên cơ sở Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên tịch số 184/2011/TTLT-BTC-BTP và số 136/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 16/8/2012 nêu trên. Quá trình triển khai, tổ chức thực hiện 02 Thông tư này đã góp phần quan trọng bảo đảm hiệu quả hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, tạo điều kiện cho công tác thi hành án dân sự đạt kết quả trong việc thi hành án dân sự, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền vào lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động thi hành án dân sự.

Một số điểm mới quan trọng của Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự (02/12/2015)

Ngày 18/7/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự (sau đây gọi là Nghị định số 62/2015/NĐ-CP). Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2015 và thay thế Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự; Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự; Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP.

Xây dựng văn bản hướng dẫn phối hợp trong thống kê góp phần nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự (02/12/2015)

Để đáp ứng cầu quản lý, chỉ đạo và điều hành, trong thời gian qua Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành nhiều văn bản quy định việc phối hợp, trao đổi thông tin về thi hành án dân sự, trong đó có công tác thống kê thi hành án dân sự. Hằng năm, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao đều có nhiệm vụ báo cáo kết quả công tác trước Quốc hội về công tác thi hành án, công tác của ngành kiểm sát và tòa án, nhưng trước tình hình lượng án ngày càng tăng; công tác xét xử, kiểm sát, thi hành án dân sự ngày càng phức tạp, khối lượng công việc ngày càng nhiều nên việc lập báo cáo tổng hợp, thống kê số liệu kết quả công tác của mỗi ngành đều có những khó khăn nhất định. Đặc biệt là, do phương thức tính toán, thời điểm lập báo cáo số liệu thống kê của ngành Tòa án, Kiểm sát và Thi hành án dân sự còn chưa thống nhất nên số liệu thống kê tại các kỳ báo cáo Quốc hội còn có sự chênh lệch.
Các tin đã đưa ngày: