- Nâng cao hiệu quả thỏa thuận thi hành án và vận động, giáo dục, thuyết phục: Kiên trì vận động, giáo dục, thuyết phục và kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các bên đương sự luôn là hoạt động xuyên suốt trong quá trình giải quyết việc thi hành án, kể cả khi đã ra quyết định cưỡng chế; Không chỉ thực hiện vận động, thuyết phục đối với đương sự, Chấp hành viên còn phải vận động những người thân và bà con hàng xóm của đương sự để tạo ra nhiều tác động đến đối tượng; Tùy từng trường hợp Chấp hành viên cần chủ động, linh hoạt đưa ra nhiều phương án để các đương sự thỏa thuận chứ không để các bên đương sự tự đưa ra phương án riêng của mỗi người, dẫn đến mâu thuẫn gay gắt không thể thống nhất thỏa thuận với nhau.
- Nâng cao hiệu quả công tác xác minh: Hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể đối vớiThư ký khi tác nghiệp, nhất là việc ghi biên bản xác minh, cũng như việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc áp dụng và thực hiện đúng các quy định pháp luật đối với các thông tin cần xác minh và làm căn cứ thực hiện những tác nghiệp giải quyết hồ sơ sau này; Nghiên cứu, nắm rõ các thông tin có trong Bản án để Chấp hành viên và thư ký thi hành án bước đầu khai thác có hiệu quả thông tin đó. Đối với vụ án dân sự, xem xét đó là tranh chấp gì, ở đâu, đặc biệt là các căn cứ mà Hội đồng xét xử áp dụng, những lập luận, lý giải của tòa án chấp nhận hay không chấp nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn. Thông tin từ bản án là bước đầu giúp xây dựng hình dung được các đương sự thi hành án (người phải thi hành án, người được thi hành án, người có quyền lợi và nghĩa liên quan), đó là người nam hay nữ, độ tuổi, quê quán, có vợ hay chồng chưa...Việc nắm chắc hồ sơ thi hành án, nhất là nội dung bản án thì sẽ đạt được hiệu quả xác minh rất cao.
- Nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự trong tình hình dịch Covid-19 hiện nay: Trước những tác động tiêu cực trên nhiều khía cạnh như đã nêu ở trên, khiến cho việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ Thi hành án dân sự năm 2022 và những năm tiếp theo sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, để khắc phục những tác động tiêu cực, đã đề ra các giải pháp:
+ Chỉ đạo Chấp hành viên, Thư ký và Chuyên viên thi hành án dân sự nghiên cứu kỹ bản án, quyết định của Tòa án, khai thác các thông tin có được trong bản án, đồng thời xác minh rõ các vấn đề về nhân thân, tài sản và các mối quan hệ mâu thuẫn của các bên đương sự, nơi cư trú,… để tìm ra biện pháp thỏa thuận thi hành án phù hợp, tránh tình trạng phải tổ chức cưỡng chế kéo dài thời gian, và có thể xảy ra các tình huống phức tạp khác
+ Tập trung rà soát, xử lý những vụ việc ít phải tiếp xúc với đương sự như xử lý vật chứng, tài sản; hoàn trả tiền, tài sản đối những vụ việc số lượng đương sự ít, thành phần tham gia không nhiều; giao tài sản cho người được thi hành án đối với những vụ việc Tòa án tuyên giao tài sản hoặc giao tài sản bán đấu giá thành đối với những trường hợp đương sự tự nguyện giao tài sản; tổ chức xác minh điều kiện thi hành án đối với những trường hợp không đòi hỏi xác minh trực tiếp; tập trung rà soát, hoàn thiện các công tác liên quan đến hành chính, tổ chức; văn thư, lưu trữ, để dành thời gian cuối năm tập trung toàn lực cho công tác tổ chức thi hành án khi dịch bệnh đã hết hoặc chuyển biến tốt hơn.
+ Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng những nội dung của Luật Thi hành án dân sự năm 2014 và các văn bản liên quan đến công tác THADS đến các cấp, các ngành và phổ biến sâu rộng trong quần chúng nhân dân để người dân hiểu rõ hơn quyền và nghĩa vụ của mình trong việc thực thi pháp luật nói chung và công tác Thi hành án dân sự nói riêng (03 cuộc tuyên truyền thông qua dự tiếp xúc cử tri và sinh hoạt Hội Luật gia). Đặc biệt đối với công tác phối hợp, nếu ngành nào thực hiện chưa tốt, chưa đúng quy định pháp luật thì tại kỳ họp Hội đồng nhân dân và họp định kỳ khối pháp luật (các cơ quan tư pháp) Cơ quan Thi hành án dân sự nêu lên những mặt đạt, chưa đạt trong công tác phối hợp của mỗi ngành và có những bài học kinh nghiệm rút ra cho những vụ việc tiếp theo, để công tác phối hợp đạt kết quả cao hơn, đẩy nhanh tiến độ chất lượng, kết quả giải quyết các vụ việc thi hành án dân sự trên địa bàn huyện; Kịp thời tham mưu cho Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự để chỉ đạo điều hành hoạt động phối hợp thi hành án dân sự.
Cùng với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo đơn vị và sự nỗ lực, phấn đấu của tập thể đơn vị đã tập trung, giải quyết dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành, xử lý nghiệp vụ đối với loại việc có liên quan đến án tín dụng ngân hàng và án chưa có điều kiện chưa thi hành xong để bảo đảm thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, kết quả thi hành án dân sự 09 tháng năm 2023, đạt được như sau:
- Tổng số có điều kiện thi hành: 464 việc, tương đương với số tiền 43.969.264.000đồng.
- Số giải quyết xong (thi hành xong + đình chỉ): 309 việc, tương đương với số tiền 13.215.661.000 đồng. Kết quả thi hành án đạt tỷ lệ: 66,59% về việc (vượt 1,59% so với yêu cầu của kế hoạch đề ra) và 30,06% về tiền (vượt 0,06% so với yêu cầu của kế hoạch đề ra).
Với kết quả đạt như trên, đơn vị vinh dự được Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh khen thưởng cho tập thể và 01 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong đợt thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (19/7/1946-19/7/2023) và 30 năm chuyển giao công tác thi hành án dân sự (1993-2023).
Theo Chi cục THADS huyện Cù Lao Dung