Tại Kết luận số 84-KL/TW về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Bộ Chính trị đã chỉ rõ 4 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác cải cách tư pháp là:
(1) tiếp tục quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện các quan điểm, định hướng cải cách tư pháp nêu trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW;
(2) đổi mới, sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy Tòa án Nhân dân, Viện kiểm sát Nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
(3) chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, nhất là đội ngũ cán bộ thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên phải thực sự liêm chính, công tâm, chuyên nghiệp, có bản lĩnh chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới;
(4) tăng cường và bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan tư pháp và hoạt động tư pháp…
Nắm vững tinh thần chỉ đạo trên của Bộ Chính trị và Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Cục Thi hành án dân sự tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan thi hành án tổ chức phổ biến, quán triệt Kết luận số 84-KL/TW của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 01-KH/BCĐ ngày 28/12/2020 của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh đến toàn thể công chức, người lao động. Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành theo quy định của pháp luật; thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 49-NQ/TW, Kết luận số 84-KL/TW của Bộ Chính trị và các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về công tác cải cách tư pháp; triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 96/2019/QH13 của Quốc hội và các Chỉ thị, Kế hoạch công tác của Ngành, các đơn vị cần tích cực tham gia xây dựng, hoàn thiện pháp chế; tham gia góp ý các dự thảo luật; chú ý phát hiện, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng các đạo luật, luật, nghị quyết của Quốc hội, nhất là Luật Thi hành án dân sự và các đạo luật khác về tư pháp để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn luật nhằm bảo đảm thống nhất, đồng bộ, hiệu quả.
Theo đó các nội dung cụ thể của Kế hoạch đã đề ra:
1. Tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả các quan điểm, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp được xác định trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị; các Kết luận của Bộ Chính trị; Kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo CCTP tỉnh, Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự về CCTP.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình hành động (kế hoạch) thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương (khoá XIII) về Chiến lược xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 (trong đó có nội dung về CCTP).
3. Tổ chức quán triệt học tập, nghiên cứu các Luật và văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, nhất là các Luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; đồng thời vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn công tác thi hành án dân sự, phục vụ tốt công cuộc đổi mới, yêu cầu về hội nhập quốc tế và nhiệm vụ chính trị của địa phương.
4. Tăng cường nghiên cứu, góp ý xây dựng pháp luật nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính. Chủ động rà soát, hệ thống hóa, kịp thời đề xuất, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật của các cấp ban hành có liên quan đến các bộ luật, luật về hoạt động tư pháp, nhằm đảm bảo phù hợp, thống nhất, đồng bộ, phù hợp với hệ thống pháp luật và tình hình thực tiễn của ngành.
5. Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc phương thức lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của các cơ quan thi hành án đảm bảo thống nhất, toàn diện. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của cấp ủy chi bộ trong các cơ quan Thi hành án dân sự đối với đảng viên, công chức, người lao động theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XII) và Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị. Quan tâm chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ có hiệu quả, lựa chọn, giới thiệu cán bộ có trình độ, năng lực, uy tín, bản lĩnh để bầu vào cấp uỷ và bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý cơ quan Thi hành án dân sự các cấp. Định kỳ nghe báo cáo và cho ý kiến định hướng về công tác thi hành án dân sự; xác định rõ trách nhiệm tập thể và các cấp uỷ viên trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi hành án dân sự.
6. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định, quy chế về tổ chức, hoạt động của các đơn vị, quy trình nghiệp vụ; đồng thời, rà soát xây dựng, sửa đổi, bổ sung và thực hiện tốt các quy chế phối hợp với các ngành, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, đảm bảo các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật được thi hành. Thường xuyên tổ chức các đợt cao điểm về công tác thi hành án dân sự nhằm tập trung giải quyết loại việc có điều kiện thi hành; đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu thi hành án dân sự được giao. Thực hiện nghiêm túc các quy định về tiếp công dân; giải quyết kịp thời, đúng quy định các khiếu nại, tố cáo về công tác thi hành án. Chủ động phối hợp chặt chẽ, tham mưu cho cấp có thẩm quyền tập trung xử lý có hiệu quả các vấn đề phát sinh liên quan đến công tác chuyên môn của ngành, góp phần phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, coi đây là khâu đột phá trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Tăng cường cải cách hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự, tạo mọi điều kiện thuận lợi để mọi công dân được tiếp cận đầy đủ các quy định của pháp luật, thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình.
7. Nâng cao chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự. Thực hiện có hiệu quả, đúng quy định công tác tuyển dụng, bố trí, luân chuyển, điều động công chức; đảm bảo yêu cầu về số lượng và chất lượng đội ngũ công chức, đặc biệt là các yêu cầu về bổ nhiệm chức danh tư pháp. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức. Xây dựng đội ngũ công chức thi hành án dân sự có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực chuyên môn, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao trong giai đoạn mới.
8. Chấp hành cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử và phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với cơ quan tư pháp. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng báo cáo của phục vụ yêu cầu của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; thực hiện trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân và hoạt động giám sát của Quốc hội đối với hoạt động thi hành án dân sự.
9. Chủ động rà soát và kiến nghị, đề xuất với Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự và cấp ủy, chính quyền địa phương bố trí ngân sách đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, kho vật chứng cho những đơn vị chưa được đầu tư xây dựng hoặc diện tích chật hẹp; đảm bảo phương tiện, trang thiết bị và kinh phí phục vụ tốt công tác chuyên môn.
10. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về công tác thi hành án dân sự, chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp; đồng thời thực hiện nghiêm túc Quy chế, Quy trình phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của hệ thống Thi hành án dân sự.
Văn phòng Cục Thi hành án dân sự