Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác thi hành án hành chính ở Việt Nam
(11/08/2020)
Thi hành án hành chính là việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính được thi hành theo quy định của pháp luật. Công tác thi hành án hành chính là hoạt động quan trọng của Nhà nước, có vai trò hiện thực hóa các bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính nhằm bảo đảm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, công dân cũng như quyền và lợi ích của Nhà nước. Công tác thi hành án hành chính được xem là đạt hiệu quả khi nó bảo đảm, bảo vệ một cách đầy đủ và kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan cũng như quyền và lợi ích của Nhà nước. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác thi hành án hành chính ở Việt Nam hiện nay, do đó, để có thể nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án hành chính, cần hiểu rõ công tác thi hành án hành chính, hiệu quả thi hành án hành chính và xem xét, đánh giá các yếu tố tác động đến công tác này, trên cơ sở đó, đưa ra các đề xuất, kiến nghị mang tính định hướng để nâng cao hiệu quả công tác thi hành án hành chính ở Việt Nam.
Ủy thác Tư pháp trong bối cảnh dịch Covid-19
(11/08/2020)
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả quốc gia trên thế giới, hiện nay đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp. Nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng đã và đang chịu nhiều tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đã tác động trực tiếp đến các ngành xuất, nhập khẩu, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, y tế, giáo dục, lao động, việc làm; nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô...; GDP quý I/2020 chỉ tăng 3,82%, là mức thấp nhất trong 10 năm gần đây; ảnh hưởng mạnh đến tâm lý và đời sống nhân dân, trong đó có các hoạt động ủy thác tư pháp.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH VỀ THAM NHŨNG, KINH TẾ
(09/08/2020)
1.Đặc điểm việc thi hành án TN-KT
Nhóm tội phạm về tham nhũng được quy định tại mục 1 Chương XXIII của BLHS năm 2015 gồm 7 điều, từ Điều 353 đến Điều 359. Đó là các tội: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi và giả mạo trong công tác. Ngoài ra, BLHS 2015 còn có những quy định liên quan đến một số chính sách xử lý đặc thù đối với tội phạm tham nhũng tại phần các quy định chung của Bộ luật.
Tìm hiểu một số quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 trong lĩnh vực thi hành án dân sự
(09/08/2020)
Nhằm thể chế hóa các quy định mới của Hiến pháp năm 2013 trong việc bảo vệ quyền con người và những quyền cơ bản của công dân[1], đồng thời thống nhất với các Bộ luật, Luật mới được ban hành như Bộ luật dân sự năm 2015, Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Luật tố tụng hành chính năm 2015…Ngày 20/6/2017, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 (Luật TNBTCNN năm 2017), thay thế cho Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 (Luật TNBTCNN năm 2009).
[1] Khoản 5 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự…”.
Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật thi hành án hành chính ở Việt Nam
(28/07/2020)
Bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính là sản phẩm của quá trình tố tụng hành chính tại Tòa án phải được tôn trọng và nghiêm chỉnh thi hành theo đúng tinh thần nguyên tắc hiến định mà nhiều bản Hiến pháp ở nước ta đã quy định (hiện nay là Điều 106 Hiếp pháp năm 2013). Việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính đã được thực hiện từ khi có Tòa án hành chính ở nước ta, theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996. Ngày 25/11/2015, trên cơ sở tổng kết thi hành Luật tố tụng hành chính (TTHC) năm 2010, Quốc hội đã thông qua Luật TTHC năm 2015, thay thế Luật TTHC năm 2010. Luật TTHC năm 2010 và năm 2015 đều dành một Chương quy định về trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính. Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Luật TTHC năm 2015, ngày 01/7/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2016/NĐ-CP quy định thời hạn, trình tự, thủ tục THAHC và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án (sau đây gọi tắt là Nghị định số 71/2016/NĐ-CP).
Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng
(22/07/2020)
Chiều 26/5, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Tư pháp và bảo vệ người tiêu dùng Liên bang CHLB Đức, Quỹ Hợp tác quốc tế Liên bang Đức về pháp luật tại Berlin tổ chức Hội thảo trực tuyến “Kinh nghiệm của CHLB Đức về thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng - bài học cho Việt Nam”. Chủ trì Hội thảo có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Trần Thị Phương Hoa và Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Nguyễn Hữu Huyên.
Xác minh điều kiện thi hành án - Dưới góc độ chức trách, nhiệm vụ của Chấp hành viên
(24/06/2020)
Xác minh điều kiện thi hành án là một trong những hoạt động nghiệp vụ rất quan trọng trong quá trình tổ chức thi hành án, được Chấp hành viên thực hiện để thu thập, xác định thông tin về tài sản, thu nhập, địa chỉ, các điều kiện thi hành án khác của người phải thi hành án và các thông tin khác có liên quan làm cơ sở cho việc tổ chức thi hành án.Ý nghĩa quan trọng của hoạt động xác minh điều kiện thi hành án thể hiện ở chỗ kết quả xác minh điều kiện thi hành án là căn cứ mang tính chất quyết định cho các tác nghiệp tiếp theo cũng như quyết định kết quả tổ chức thi hành án, là cơ sở để xem xét ra quyết định chưa có điều kiện thi hành án, hoãn thi hành án, đình chỉ thi hành án, hoặc ra các quyết định áp dụng biện pháp đảm bảo, biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định.