Sign In

Tương trợ Tư pháp trong Thi hành án dân sự: Vướng mắc, bất cập và đề xuất hướng giải quyết (18/12/2019)

Quan hệ hợp tác quốc tế đã trở thành nhu cầu nội tại của bản thân mỗi quốc gia và được mở rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, pháp luật, kinh tế-xã hội, khoa học kỹ thuật, an ninh quốc phòng...Trong đó hợp tác về tương trợ tư pháp giữa các quốc gia luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng, trong đó có với việc thực thi và áp dụng trong lĩnh vực dân sự, đặc biệt về trình tự, thủ tục ủy thác tư pháp (UTTP) gây nhiều khó khăn, vướng mắc đối với các cơ quan Nhà nước có liên quan và đương sự.

Công tác thi hành án dân sự, hành chính trước yêu cầu cải cách tư pháp từ năm 2006 đến nay (18/12/2019)

Ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, các lĩnh vực của công tác tư pháp đã đạt được nhiều kết quả tích cực, quan trọng. Tuy nhiên, trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, công tác tư pháp nói chung, hoạt động thi hành án dân sự, hành chính nói riêng cần phải tiếp tục nỗ lực, cố gắng, đề ra nhiều giải pháp thiết thực, cụ thể bảo đảm thực hiện các mục tiêu mà Chiến lược đề ra.

Quy định và thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành án góp phần cải cách tư pháp trong thi hành án dân sự (18/12/2019)

Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự lần đầu tiên được quy định ở nước ta tại Luật Thi hành án dân sự năm 2008. Có thể nói đây là bước cải cách tư pháp tư pháp trong thi hành án dân sự, tạo cơ sở pháp lý để Chấp hành viên tiến hành các hoạt động thi hành án nhằm mục đích kịp thời ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án của người phải thi hành án, đảm bảo các bản án, quyết định của Tòa án và cơ quan có thẩm quyền được thi hành một cách triệt để và hiệu quả, quy định và thực hiện các biện pháp bảo đảm thi hành án góp phần cải cách tư pháp trong thi hành án dân sự.

Văn hóa công vụ - Các yếu tố tác động và giải pháp thực hiện ở nước ta hiện nay (13/11/2019)

Năm 2019, văn hóa công vụ (VHCV) là một cụm từ xuất hiện khá thường xuyên trên các tạp chí, báo, trang thông tin điện tử… bởi sự kiện Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ (Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018). Quyết định này được xem là cú hích quan trọng để nền công vụ Việt Nam nhanh chóng khắc phục những trì trệ nhằm đạt được mục tiêu như đã đề ra tại Đề án này.

Làm rõ quyền khiếu nại, tố cáo của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong THADS (13/11/2019)

(PLVN) -Việc xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến thi hành án hiện nay chưa có quy định cụ thể, dẫn tới một số vướng mắc trong áp dụng quy định về quyền khiếu nại, tố cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong trường hợp họ là cổ đông của Công ty phải thi hành án.

Cần bổ sung quy định về hỗ trợ tạm giữ tài sản khi cưỡng chế THADS (13/11/2019)

(PLVN) -Trong công tác thi hành án dân sự (THADS), việc phải tiến hành cưỡng chế là biện pháp cuối cùng, ngoài ý muốn của cơ quan THADS. Tuy nhiên, một khi phải áp dụng biện pháp này thì đa số người phải thi hành án là có ý thức chấp hành pháp luật chưa tốt, chây ỳ, cố tình kéo dài thời gian, cản trở việc thi hành án nên thực hiện cưỡng chế rất cần sự phối hợp của các cơ quan chức năng.

Hoàn thiện quy định về xử lý tài sản khi không có người tham gia đấu giá, bán đấu giá không thành (07/11/2019)

Bán đấu giá tài sản kê biên là một trong những giai đoạn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình xử lý tài sản thi hành án. Luật Đấu giá tài sản năm 2016; Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014( Luật THADS) đã có quy định khá cụ thể về việc bán đấu giá không thành và cách thức xử lý tài sản khi không có người tham gia đấu giá, bán đấu giá không thành. Tuy nhiên trong thực tiễn áp dụng, các quy định liên quan đến vấn đề này vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.

Những khó khăn, vướng mắc trong việc cưỡng chế kê biên tài sản thuộc sở hữu chung (07/11/2019)

Có thể thấy, các quy định pháp luật về việc xử lý tài sản chung trong thi hành án dân sự được thể hiện tại Điều 74 Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 ( sau đây gọi là Luật THADS); Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015. Theo đó đã  hướng dẫn xử lý và trách nhiệm của các bên liên quan trong vấn đề xác định tài sản thuộc sở hữu chung, đồng thời, quy định về quyền ưu tiên mua phần tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản thuộc sở hữu chung. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng quá trình xử lý tài sản chung của người phải thi hành án với người khác để đảm bảo thi hành án còn phát sinh một số vấn đề khó khăn, vướng mắc như sau:
Các tin đã đưa ngày: