Sign In

Tập huấn chuyên sâu Bộ luật hình sự năm 2015

25/12/2017

Tập huấn chuyên sâu Bộ luật hình sự năm 2015
Thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Bộ luật Hình sự số 356/KH-UBND ngày 01/11/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, sáng ngày 20/12/2017, Cục THADS tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức hội nghị tập huấn chuyên sâu Bộ luật Hình sự năm 2015 cho CBCC. Thành phần tham gia gồm có Lãnh đạo Cục; Trưởng, Phó trưởng các phòng chuyên môn; Lãnh đạo Chi cục và các Thẩm tra viên, Chấp hành viên toàn tỉnh.
Báo cáo viên Nguyễn Văn Cường, Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh đã trình bày yêu cầu, mục đích, ý nghĩa của việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999 cùng các điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015 (BLHS 2015). Đặc biệt, báo cáo viên đã nhấn mạnh về những điểm đổi mới trong quy định về các tội liên quan đến hoạt động THADS như tội ra quyết định trái pháp luật, tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật, tội không thi hành án, tội không chấp hành án, tội cản trở việc thi hành án.
 
 
Theo đó, BLHS 2015 đã quy định cụ thể chủ thể, dấu hiệu hành vi định tội, tình tiết định khung hình phạt tăng nặng, nâng mức hình phạt tối đa và bổ sung các hình phạt bổ sung như phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ cho các tội trong hoạt động THADS.

Điều 371 BLHS 2015 quy định về tội ra quyết định trái pháp luật như sau:

1. Người nào có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 368, 369, 370, 377 và 378 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, đương sự mà tỷ lệ tổn thương có thể từ 31% đến 60%;
đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, đương sự mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Dn đến người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, đương sự tự sát;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 372 BLHS 2015 quy định về tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật như sau:

1. Người nào li dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án làm trái pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Dn đến ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật;
c) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm, xảo quyệt khác;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Dn đến làm oan người vô tội hoặc bở lọt tội phạm hoặc người phạm tội;
b) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 379 BLHS 2015 quy định về tội không thi hành án như sau:

1. Người nào có thẩm quyền mà cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Tòa án thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giđến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn;
c) Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án;
d) Dn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
c) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 380 BLHS 2015 quy định về tội không chấp hành án như sau:

1. Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;
b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
c) Tu tán tài sản.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Điều 381 BLHS 2015 quy định về tội cản trở việc thi hành án như sau:

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn;
b) Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án;
c) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với stiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm;
c) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 200.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại 200.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Các quy định này sẽ tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan THADS, Chấp hành viên trong tổ chức thi hành án; tăng cường sự bảo đảm cho Chấp hành viên, cán bộ cơ quan THADS trong quá trình tổ chức tác nghiệp, đồng thời răn đe những đối tượng chây ỳ, chống đối, cản trở công tác thi hành án.

Hội nghị đã đánh giá cao tác động tích cực của các quy định về các tội liên quan đến hoạt động THADS trong BLHS 2015 đối với công tác THADS. Đồng thời, các đại biểu tham gia tập huấn đã đặt ra các vướng mắc, khó khăn trong quá trình áp dụng các quy định trên sau khi BLHS 2015 có hiệu lực vào ngày 01/01/2018 tới đây gửi tới ban tổ chức và được báo cáo viên giải đáp chi tiết, đầy đủ.

Phạm Trường Chinh
Văn phòng Cục THADS Hà Tĩnh
 

Các tin đã đưa ngày: