Một số vấn đề cần lưu ý trong công tác theo dõi thi hành án hành chính
(14/08/2019)
Thi hành án là công đoạn cuối cùng, bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được chấp hành, góp phần thượng tôn pháp luật. Với ý nghĩa đó, hoạt động thi hành án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện nguyên tắc Hiến định: “Bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản trong công tác thi hành án nói chung và công tác thi hành án hành chính (THAHC) nói riêng.
Lãi, lãi suất trong bản án, quyết định của Tòa án
(01/03/2019)
Sau khi có ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp, ngày 11/01/2019 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn “áp dụng đúng và thống nhất quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm”. Nghị quyết này có nhiều nội dung liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự cần được lưu ý.
Chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự năm 2016 được giao đảm bảo thực chất hơn và có tính đến yếu tố khả thi
(18/12/2015)
Trong hai ngày 11 và 12 tháng 12 năm 2015, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hộ nghị triển khai công tác thi hành án dân sự năm 2016. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ đã đến dự và chỉ đạo Hội nghị. Hội nghị đã nghe và thảo luận dự thảo Báo cáo tổng kết công tác năm 2015 và nhiệm kỳ 2011-2015; phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2016 và định hướng nhiệm kỳ 2016-2021; Chương trình trọng tâm công tác thi hành án dân sự năm 2016; quán triệt chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự năm 2016 theo Quyết định số 2167/QĐ-BTP ngày 09/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Quyết định số 940/QĐ-TCTHADS ngày 09/12/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự về việc giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cho các cơ quan thi hành án dân sự địa phương năm 2016.
Thực tiễn và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự
(03/08/2015)
Công tác thi hành án dân sự là công tác phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, trực tiếp ảnh hưởng đến quyền về tài sản, nhân thân của các bên đương sự và những người có liên quan. Việc tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án sẽ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ về tài sản của các bên đương sự. Do tính chất công việc phức tạp nên việc KNTC trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự là điều khó tránh khỏi.