Công tác thi hành án dân sự còn nhiều vướng mắc, bất cập.

Công tác thi hành án dân sự những năm gần đây đã được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội rất quan tâm, những khó khăn, vướng mắc, bất cập cũng đã nhận được sự chia sẻ của nhiều cấp ngành Trung ương và địa phương. Hệ thống văn bản nhằm tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong hoạt động thi hành án dân sự từng bước được hoàn thiện. Tuy vậy, thực tế công tác thi hành án dân sự vẫn tồn tại nhiều vướng mắc, bất cập cần được phối hợp thực hiện tốt hơn, hệ thống văn bản phải sớm được hoàn thiện, chỉnh sửa để đáp ứng các yêu cầu thực tế công tác. Dưới đây là một số tồn tại, vướng mắc, bất cập trong hoạt động thi hành án dân sự:

Thông báo về thi hành án - Thực hiện đúng là đủ.

Thông báo về thi hành án là hoạt động của chấp hành viên, cán bộ và cơ quan Thi hành án nhằm làm cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan biết được quyền và nghĩa vụ của mình phát sinh trong quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định. Đây là một hoạt động diễn ra thường xuyên, bởi lẽ đặc thù của công tác thi hành án dân sự là thường xuyên tác động hoặc sẽ tác động trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Do đó, việc thông báo trong thi hành án dân sự có ý nghĩa hết sức quan trọng. Không những nó đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong hoạt động thi hành án dân sự vốn dĩ đã chứa đựng sự "nhạy cảm" mà còn là cơ sở để áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án, giải quyết khiếu nại, tố cáo…. Nhận thức đầy đủ vai trò, ý nghĩa của hoạt động thông báo thi hành án, bên cạnh đó nắm vững, hiểu rõ cũng như áp dụng đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thông báo thi hành án sẽ giúp chấp hành viên và cơ quan Thi hành án dân sự tránh được những vi phạm làm phát sinh khiếu nại, tố cáo khi đương sự, người có quyền lợi liên quan cho rằng mình không nắm được nội dung của các văn bản, giấy tờ do cơ quan Thi hành án dân sự phát hành.

Xử lý tài sản thi hành án không có người mua: Giảm 3 lần, sẽ giao người được thi hành án?

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho cơ quan Thi hành án dân sự cũng như bảo vệ quyền lợi cho các bên đương sự trong trường hợp đấu giá tài sản (nhiều lần) mà không có người mua, dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 58/CP hướng dẫn về thủ tục thi hành án dân sự quy định sau 3 lần giảm giá mà không có người mua, người được thi hành án có quyền nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án.

Giải quyết hậu quả trong trường hợp quyết định thi hành án không có phần lãi chậm thi hành án theo bản án của tòa án.

Luật Thi hành án dân sự 2008 đã có hiệu lực được hơn 3 năm nhưng hiện nay vẫn còn khá nhiều khiếu nại của các đương sự đối với các Bản án, quyết định được thi hành trước đó (áp dụng quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự 1993). Thực tế, trước khi Luật Thi hành án dân sự 2008 được ban hành và có hiệu lực, việc áp dụng các quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự 1993 còn chưa được chặt chẽ, thống nhất. Một trong những nguyên nhân của việc đó là do trình độ và kiến thức pháp luật của chấp hành viên lúc đó còn hạn chế, kỹ năng và nghiệp vụ tổ chức thi hành án còn chưa cao hoặc có thể do kỹ thuật đánh máy lúc đó còn hạn chế... Một trong những trường hợp đó là việc ra quyết định thi hành án thiếu phần lãi chậm thi hành án theo bản án của Tòa án.

Một số mâu thuẫn, chồng chéo giữa Bộ Luật dân sự 2005 và pháp luật về Thi hành án dân sự.

Bộ Luật dân sự được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006. Đây là một Bộ luật quan trọng, liên quan đến mọi mặt đời sống của người dân, liên quan đến hoạt động của nhiều ngành, nhiều cấp. Bộ Luật dân sự năm 2005 ra đời đã phát huy được vai trò to lớn, đáp ứng được yêu cầu tình hình mới của đất nước, cụ thể hóa các quy định trong Hiến pháp năm 1992, nhằm điều chỉnh chung các quan hệ xã hội theo nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận, công bằng và bình đẳng, tự chịu trách nhiệm giữa các chủ thể theo khuôn khổ quy định của pháp luật  hạn chế tối đa sự can thiệp hành chính của Nhà nước vào quan hệ dân sự, tôn trọng và phát huy sự tự thỏa thuận, tự quyết định của các chủ thể. Đây có thể được coi là Bộ luật gốc, là cơ sở cho việc xây dựng các Luật chuyên ngành. Việc mâu thuẫn, chồng chéo giữa quy định của Bộ Luật dân sự 2005 và các luật chuyên ngành (nếu có) sẽ gây khó khăn rất lớn cho các cơ quan nhà nước trong quá trình áp dụng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong phạm vi bài viết, tôi xin trình bày một vài ý kiến cá nhân về một số mâu thuẫn, chồng chéo giữa quy định của Bộ Luật dân sự 2005 để làm cơ sở tham khảo trong quá trình sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định của Bộ Luật dân sự 2005 và Luật Thi hành án dân sự 2008.

Những khó khăn trong việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự.

Thực tiễn khi áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự trong quá trình tác nghiệp, chấp hành viên đã gặp nhiều thuận lợi nhưng bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn và bất cập khiến chấp hành viên có sự “e ngại” khi áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự mà không có yêu cầu từ phía đương sự hay không có được sự hỗ trợ từ các cơ quan, ban ngành có liên quan.

Bàn về địa điểm niêm yết công khai việc bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự.

Bán đấu giá tài sản là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động thi hành án dân sự vì đây là một trong những cách thức khá quan trọng để “xử lý tài sản thi hành án”.

Vấn đề kê biên tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án trong thi hành án dân sự.

Như chúng ta đã biết, trong quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án ở các cơ quan Thi hành án dân sự thì đối với việc thi hành án về nghĩa vụ trả tiền, phần lớn người phải thi hành án cố tình kéo dài việc thi hành án và bản thân họ cũng không có thu nhập nào đáng kể để đảm bảo cho việc thi hành. Do đó, trong trường hợp này, cơ quan Thi hành án phải xác minh tìm tài sản của người phải thi hành án để kê biên bán tài sản lấy tiền thi hành án.