Hướng giải quyết đối với một vụ việc khiếu nại bức xúc, phức tạp, tồn đọng kéo dài

Chi cục Thi hành án dân sự huyện T tổ chức thi hành các Bản án số 378/DSPT ngày 15/12/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh N; Quyết định số 176/2010/DSST ngày 23/6/2010; Quyết định số 212/2010/DSST ngày 13/8/2010; Quyết định số 03/2010/DSST ngày 2010/2010 của Tòa án nhân dân huyện T đối với ông M, bà Nguyễn Thị L phải thi hành cho các ông, bà: T; A; C; H và bà P tổng số tiền phải thi hành 6.353.888.000đồng (trong đó bà L và bà H liên đới trả cho ông T 3.521.760.000đ) và 165.897.000đồng án phí.

Áp dụng thời hiệu giải quyết khiếu nại đối với quyết định “Trả lại đơn yêu cầu thi hành án” của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự.

Qua mục “nghiên cứu trao đổi” trên Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thi hành án dân sự, tác giả Phạm Công Ý có bài “Một số quy định về thời hiệu khiếu nại trong thi hành án dân sự và những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng” tác giả còn đưa ra ví dụ cụ thể như sau: “Luật sư là người đại diện theo ủy quyền của người được thi hành án, khiếu nại quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án của Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện. Xác định thời hiệu khởi kiện còn hay đã hết cho thấy: ngày 06/10/2012 Luật sư nhận được Quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án số 37/QĐ-CCTHA ngày 24/9/2012 của Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện. Đến ngày 23/10/2012 Cục Thi hành án dân sự tỉnh nhận đơn khiếu nại của Luật sư là 17 ngày, kể từ ngày Luật sư nhận được Quyết định trả đơn yêu cầu thi hành án”.

Sửa đổi Nghị định 61 về Thừa phát lại: Thêm quyền cho Thừa phát lại?

Xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 61/CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục Thi hành án dân sự đề nghị cho phép Thừa phát lại xác minh điều kiện thi hành án trước khi có bản án, tuy nhiên theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đức Chính thì chỉ nên quy định Thừa phát lại có quyền xác minh tài sản phục vụ việc ra quyết định khẩn cấp tạm thời cho việc kê biên tài sản theo yêu cầu của Tòa án. Đây là một nội dung quan trọng tại cuộc họp lần thứ nhất Ban soạn thảo Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định 61/Cp vừa được Bộ Tư pháp tổ chức mới đây.

Hướng dẫn về xử lý tài sản thi hành án bán đấu giá không có người tham gia đấu giá, trả giá.

Một số Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo xin chỉ đạo, hướng dẫn đối với trường hợp tài sản kê biên để đảm bảo thi hành án đã được đưa ra bán đấu giá công khai nhưng không có người tham gia đấu giá, trả giá. Về vấn đề nay, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo Tổng cục Thi hành án dân sự chủ trì tổ chức cuộc họp liên ngành với nhiều cơ quan liên quan. Trên cơ sở cuộc họp liên ngành và văn bản góp ý của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, ngày  27/02/2013 Bộ Tư pháp có Công số 1569 /BTP-TCTHADS hướng dẫn về xử lý tài sản thi hành án bán đấu giá nhưng không có người tham gia đấu giá, trả giá với những nội dung cơ bản như sau:

Đại diện theo ủy quyền và thẩm quyền, thủ tục ủy quyền trong thi hành án dân sự

Theo quy định tại khoản 3, Điều 139 Bộ luật dân sự năm 2005 thì ủy quyền là một trong hai dạng xác lập quan hệ đại diện (dạng còn lại là đại diện theo pháp luật). Từ khái niệm “đại diện là việc một người nhân danh và vì lợi ích của người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện” (khoản 1, Điều 139 Bộ Luật dân sự), có thể hiểu rằng ủy quyền là việc một người giao cho người khác sử dụng một số quyền mà pháp luật đã trao cho mình.

Một số quy định về thời hiệu khiếu nại trong Thi hành án dân sự và những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng.

Việc xác định đúng thời hiệu khiếu nại có ý nghĩa rất quan trọng trong giải quyết khiếu nại của cơ quan Thi hành án dân sự. Tuy nhiên, trên thực tiễn có những vụ việc xác định thời hiệu khiếu nại không đơn giản, do quy định của pháp luật về thời hiệu khiếu nại trong thi hành án dân sự còn nhiều điểm bất cập, hoặc chưa quy định hoặc quy định không cụ thể, rõ ràng, gây khó khăn cho thực tiễn áp dụng, ảnh hưởng không ít đến quyền lợi của đương sự. Dưới đây là một ví dụ:

Vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực Thi hành án dân sự: là một bộ phận của quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành chính - tư pháp. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự là thông qua hoạt động tổ chức, điều hành của các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân được nhà nước giao quyền nhằm tổ chức và phối hợp những cố gắng chung của toàn xã hội để giải quyết những nhiệm vụ của công tác thi hành án dân sự, mà cụ thể là đảm bảo các yếu tố vật chất, tinh thần, pháp lý... cho hoạt động thi hành án dân sự đem lại hiệu quả cao nhất góp phần hoàn thiện cải cách nền hành chính nhà nước trong tình hình hiện nay.