Xử lý tài sản của Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Kê biên tài sản là một biện pháp cưỡng chế được quy định trong Luật Thi hành án dân sự, nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ về tiền đối với cá nhân, tổ chức (gọi chung là người phải thi hành án). Mặc dù trình tự, thủ tục thực hiện việc kê biên, các điều kiện đối với tài sản kê biên…, đã được pháp luật quy định tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế có thể bao gồm cá nhân, pháp nhân mà từng đối tượng lại có quy định về chế độ sở hữu, sử dụng tài sản khác nhau. Từ đó làm nảy sinh không ít những vấn đề khiến các chấp hành viên và cơ quan Thi hành án dân sự còn lúng túng. Để đảm bảo hiệu lực và tính khả thi của bản án, quyết định cũng như thống nhất trong cách hiểu và áp dụng các quy định của pháp luật hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác thi hành án dân sự, giảm thiểu những sai sót, vi phạm. Tôi xin nêu ra một ví dụ thực tiễn và phân tích để các đồng chí, đồng nghiệp cùng có ý kiến tham gia, trao đổi.

Cần sửa đổi, bổ sung Điều 127 Luật Thi hành án dân sự quy định về xử lý tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành án vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thi hành án dân sự

Vừa qua, của  Ban soạn thảo Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp có Công văn số 83/BTP-BST ngày 08/01/2014 và Tổng cục Thi hành án dân sự có Công văn số 124/TCTHADS-NV1 ngày 13/01/2014 về việc lấy ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự. Qua xem xét dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự, chúng tôi thống nhất cao với dự thảo của Ban soạn thảo thuộc Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, chúng tôi cũng có một số ý kiến góp ý để sửa đổi, bổ sung đối với các quy định hiện hành của Luật Thi hành án dân sự còn vướng mắc trong thực tiễn áp dụng mà dự thảo văn bản chưa đề cập đến, cụ thể như sau:

Thi hành án trong trường hợp đương sự là người phải thi hành án đồng thời là người được thi hành án

Thực tiễn áp dụng Luật Thi hành án dân sự năm 2008 cho thấy chủ yếu các trường hợp thi hành án thì đương sự là người được thi hành án hoặc người phải thi hành án hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nhưng cũng có trường hợp đương sự là người phải thi hành án đồng thời cũng là người được thi hành án. Sau đây xin dẫn ra ví dụ:

Cần sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thi hành án dân sự.

Hiện nay, trong thực tiễn đang có rất nhiều trường hợp hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau khi ban hành “Quyết định trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ” và “Quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ cho đương sự”. Do quy định tại Khoản 3 Điều 68 về việc trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ cho đương sự và quy định tại khoản 1 Điều 126 về việc trả lại tiền, tài sản tạm giữ cho đương sự của Luật Thi hành án dân sự hiện hành chưa rõ ràng, chưa điều chỉnh hết được các trường hợp diễn ra trong thực tiễn, lại chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành nên dẫn tới việc áp dụng pháp luật không thống nhất, áp dụng pháp luật theo kiểu tương tự, thừa thủ tục hành chính. 

Ủy thác tương trợ tư pháp về dân sự trong thi hành án dân sự và vấn đề còn bỏ ngỏ

Uỷ thác tư pháp về dân sự là yêu cầu bằng văn bản của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Ủy thác tư pháp chính là một hình thức để thực hiện tương trợ tư pháp được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Bản án không xác định cụ thể người phải thi hành án và những người thừa kế có quyền liên đới quản lý di sản thừa kế, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự có ra được quyết định thi hành án không?

Có rất nhiều bản án, quyết định của Tòa án tuyên không rõ, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự ra được quyết định thi hành án nhưng việc thi hành án khó thi hành, kéo dài nhiều năm không có kết quả. Điển hình có bản án không xác định cụ thể người phải thi hành án và những người thừa kế có quyền liên đới quản lý di sản thừa kế dẫn đến vụ việc kéo nhiều năm, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự vẫn chưa ra được quyết định thi hành án. Trường hợp dưới đây là một ví dụ cụ thể:

Trao đổi nghiệp vụ về tổ chức thi hành án một vụ việc chia tài sản sau ly hôn

Trao đổi nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong những trường hợp quá trình tổ chức thi hành án gặp khó khăn, vướng mắc được đánh giá là rất quan trọng. Qua trao đổi có thể tập hợp được nhiều ý kiến, kinh nghiệm hay về cách thức giải quyết vụ việc góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ trong đội ngũ chấp hành viên đang trực tiếp tổ chức thi hành án.

Bàn về việc kiến nghị giám đốc thẩm hay tái thẩm theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 23 Luật Thi hành án dân sự năm 2008

Theo quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 23 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, trong trường hợp phát hiện có căn cứ để xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án được thi hành thì Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự “kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án, quyết định theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, hiện nay do chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về lĩnh vực này nên nhiều cơ quan Thi hành án dân sự đang áp dụng, kiến nghị khác nhau; có trường hợp cơ quan Thi hành án dân sự kiến nghị tái thẩm thì người có thẩm quyền lại quyết định giám đốc thẩm và ngược lại và sau đây là một trường hợp cụ thể để minh họa cho lĩnh vực này.

Một số bất cập của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 về việc quy định thời hiệu đối với quyền yêu cầu thi hành án của người phải thi hành án.

Để đảm bảo quyền bình đẳng của người phải thi hành án với người được thi hành án, bảo đảm cho việc thi hành án được thực hiện đúng pháp luật và có hiệu quả, pháp luật thi hành án dân sự đã quy định cho người phải thi hành án có một số quyền và nghĩa vụ thi hành án giống như quyền và nghĩa vụ của người được thi hành án, điển hình như quyền được gửi đơn hoặc trực tiếp yêu cầu cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án ( Điều 7 Luật Thi hành án dân sự năm 2008). Thực tiễn cho thấy, quy định về quyền yêu cầu thi hành án của người phải thi hành án là một trong những quy định thể hiện tính đúng đắn, khoa học của pháp luật thi hành án dân sự. Tuy vậy, quyền yêu cầu thi hành án của người phải thi hành án lại bị giới hạn bởi thời hiệu yêu cầu thi hành án. Theo quan điểm của tác giả, đây cũng là một trong những điểm hạn chế, bất cập của pháp luật thi hành án dân sự hiện hành. Cụ thể:

Đánh giá quan điểm: “Bản án, quyết định của Toà án như là “bản vẽ” hay là “bài lý thuyết” mang tính hướng dẫn còn việc tổ chức thi hành án của cơ quanTthi hành án dân sự là “ người thợ xây” hay là hoạt động đưa bài lý thuyết đó thực hành trên thực tế”.

Quá trình bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Việc giải quyết vụ việc dân sự tại Toà án tuy rất quan trọng nhưng thực ra mới chỉ là giai đoạn đầu của quá trình bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Trong giai đoạn này, Toà án mới chỉ làm rõ các tình tiết của vụ việc dân sự và áp dụng các quy phạm pháp luật quyết định quyền và nghĩa vụ của các đương sự. Quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đã được Toà án quyết định muốn trở thành hiện thực thì phải thông qua việc thi hành án. Do vậy, đã có quan điểm cho rằng: “Bản án, quyết định của Toà án như là “bản vẽ” hay là “bài lý thuyết” mang tính hướng dẫn còn việc tổ chức thi hành án của Cơ quan thi hành án dân sự là “người thợ xây” hay là hoạt động đưa bài lý thuyết đó thực hành trên thực tế.