Thủ tục miễn giảm án phí, tiền phạt: Còn bất hợp lý

Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng 30% các vụ việc thi hành án (THA) còn tồn đọng là do người phải THA không có điều kiện thi hành. Trong đó, một số hoàn toàn không có tài sản, số khác lại không đủ để thực hiện nghĩa vụ. Cũng có những khoản án phí tiền phạt giá trị quá nhỏ (50 ngàn), nêu có quan THA có tổ chức thi hành thì thu cũng không đủ bù đắp chi phí thực tế. Chủ trương miễn giảm án phí, tiền phạt đã ra đời và bước đầu đạt một  số kết quả. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai đã bộc lộ những điểm bất hợp lý.

Phối hợp trong cưỡng chế thi hành án: Độc lập nhưng vẫn… phụ thuộc.

Pháp lệnh Thi hành án dân sự (THADS) đã quy định về trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong quá trình THA. Tuy nhiên, trên thực tế, THA vẫn không thể chủ động vì phải chờ vào các cơ quan phối hợp – nhất là lực lượng công an, đặc biệt trong các vụ phải tổ chức cưỡng chế.

Một số vướng mắc khi tổ chức thi hành quyết định công nhận thoả thuận của các đương sự

Chúng ta thấy rằng, hoà giải là một nguyên tắc bắt buộc trong hoạt động của cơ quan toà án, trừ những trường hợp không được hoà giải hoặc không thể hoà giải được. Nếu các đương sự thoả thuận được với nhau thì kết quả hoà giải sẽ được thể hiện dưới hình thức Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và một phần rất ít trong các bản án (do các đương sự thoả thuận được với nhau tại phiên toà), sau đây gọi chung là quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự (QĐCNTT).

Ông Nguyễn Văn Lực – Quyền Trưởng Thi hành án TP. Hồ Chí Minh: “Thừa phát lại đi vào hoạt động sẽ giảm tải 30% khối lượng công việc cho Chấp hành viên”

Năm 2008 là năm đầu tiên TP. Hồ Chí Minh thực hiện thí điểm Đề án thừa phát lại. Đây là mô hình hoàn toàn mới trong lĩnh vực Thi hành án (THA) và lần đầu tiên được triển khai tại TP này. Công việc được chuẩn bị ra sao? PV Báo Pháp luật VN đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Nguyễn Văn Lực- Quyền Trưởng THADS TP.

Tiêu chuẩn và quy trình bổ nhiệm chấp hành viên các cơ quan thi hành án dân sự

Chấp hành viên là một trong các chức danh thi hành án dân sự được Đảng và Nhà nước giao trọng trách trực tiếp thi hành những bản án, quyết định dân sự theo quy định của pháp luật. Bản án, quyết định của các cơ quan tố tụng có được thực thi trên thực tế hay không, chân lý cuối cùng có được khẳng định trong thực tiễn hay không phụ thuộc phần lớn vào kết quả hoạt động của các cơ quan, cán bộ công chức làm công tác thi hành án, trong đó đặc biệt là hoạt động của Chấp hành viên. Vì vậy, mà công tác bổ nhiệm Chấp hành viên có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng, đóng góp một phần mang tính chất quyết định vào hiệu quả công tác thi hành án dân sự trong thời gian qua.

Kiểm tra thi hành án dân sự với việc giải quyết việc thi hành án tồn

Thi hành án dân sự là hoạt động quan trọng nhằm đưa bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay của Toà án hoặc Trọng tài thi hành trong thực tế, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và công dân, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Đẩy mạnh giải quyết vụ việc thi hành án dân sự tồn đọng: Chuyện cũ cho năm mới

Thi hành dứt điểm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lực pháp luật nhưng phải được thi hành ngay đóng một vai trò rất quan trọng. Nhưng thực tế lượng án chưa được tổ chức thi hành dứt điểm vẫn rất lớn. Vì thế, tìm ra nguyên nhân, giải pháp để đẩy mạnh giải quyết các vụ việc thi hành án, nhất là thi hành án dân sự (THADS) tồn đọng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của ngành Tư pháp nói chung, các cơ quan quản lý THADS và cơ quan THADS nói riêng khi bước vào năm 2008.

Nên quy định cơ quan thi hành án được thu phí đấu giá tài sản

Hiện nay, mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 96/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính. Trong hoạt động thi hành án dân sự, nhiều trường hợp cơ quan thi hành án phải xử lý tài sản bằng hình thức bán đấu giá.

Việc thi hành án chuyển kỳ sau - thực trạng và biện pháp giải quyết

Thi hành án nói chung, thi hành án dân sự nói riêng là một trong những hoạt động quan trọng, nhằm khôi phục và bảo vệ các quan hệ xã hội bị xâm hại. Do đó, thi hành dứt điểm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay trên thực tế có một ý nghĩa đặc biệt trong việc đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.

Cần hướng dẫn thêm về trả đơn yêu cầu thi hành án

Điều 29 Pháp lệnh thi hành án dân sự (số 13/2004 ngày 14/01/2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội - sau đây xin gọi tắc là Pháp lệnh) quy định : “Thủ trưởng cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án có quyền trả lại đơn yêu cầu thi hành án và bản án, quyết định của Toà án cho người được thi hành án trong trường hợp có quyết định đình chỉ thi hành án hoặc có căn cứ xác định người phải thi hành án không có tài sản để thi hành án.”