Một số khó khăn từ thực tiễn tổ chức thi hành khoản án phí
Án phí là khoản chi phí về xét xử một vụ án mà đương sự phải nộp trong mỗi vụ án do cơ quan có thẩm quyền quy định. Án phí bao gồm: Án phí hình sự; Án phí dân sự gồm có các loại án phí giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; Án phí hành chính. Mức án phí, lệ phí tòa án được quy định cụ thể tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án(Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14). Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi bổ sung năm 2014(Luật THADS), án phí, lệ phí tòa án là một trong những loại việc cơ quan THADS chủ động ra quyết định thi hành án và tổ chức thi hành. Tuy nhiên, việc tổ chức thi hành án đối với khoản án phí trong thực tiễn vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Bất cập trong quy định pháp luật và áp dụng pháp luật về hoạt động bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự
Đấu giá tài sản để thi hành án dân sự là một trong các biện pháp xử lý tài sản đã được Chấp hành viên cơ quan thi hành án tổ chức kê biên (tài sản này có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án hoặc của người thứ 3 bảo đảm cho việc thi hành các phán quyết của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền). Hoạt động đấu giá tài sản để thi hành án giữ vai trò nhất định trong việc đánh giá hiệu quả của biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự. Cũng như các tài sản khác, tài sản để thi hành án được đưa ra đấu giá phải thông qua hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản được ký kết giữa Chấp hành viên cơ quan THADS với tổ chức đấu giá. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự thì chủ sở hữu tài sản được hiểu là Chấp hành viên (người được phân công tổ chức thi hành vụ viêc) thực hiện. Vì vậy, về nguyên tắc, Chấp hành viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong hoạt động lựa chọn, ký kết và thực hiện hợp đồng đấu giá tài sản thi hành án dân sự có liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản. Thực tiễn theo dõi công tác này cho thấy, bán đấu giá tài sản hiện còn rất nhiều vướng mắc, bất cập từ trong chính quy định pháp luật cũng như trong việc áp dụng, vận dụng pháp luật trên thực tiễn, có thể kể đến một số nội dung như sau:
Hiệu lực của chứng thư thẩm định giá tài sản – vấn đề vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự
Định giá là thủ tục không thể thiếu trong những vụ việc THADS phải xử lý tài sản để thi hành án. Việc định giá là cơ sở để tính toán giá trị tài sản của người phải thi hành án hoặc của người thứ ba, từ đó xác định mức giá khởi điểm của tài sản đã kê biên để đưa ra bán đấu giá hoặc thi hành nghĩa vụ trả tiền của người phải thi hành án. Là một hoạt động thường gắn liền với biện pháp cưỡng chế thi hành án nên hoạt động này đã có những quy định cụ thể, rõ ràng, tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan THADS và Chấp hành viên thực hiện nhiệm vụ đúng pháp luật, hiệu quả. Tuy nhiên, việc định giá, trong đó có thẩm định giá tài sản thi hành án lại do các tổ chức có thẩm quyền về hoạt động thẩm định giá thực hiện, cơ quan THADS phải ký kết Hợp đồng để thực hiện quy trình nghiệp vụ này trong quá trình xử lý tài sản để tổ chức THADS. Đây là trình tự, thủ tục có khả năng làm thay đổi kết quả thi hành án, nếu thực hiện tốt thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả việc thi hành án, ngược lại sẽ làm quá trình thi hành án bị chậm trễ, dễ phát sinh sai sót, khiếu nại, tố cáo thậm chí là bồi thường nhà nước hoặc trách nhiệm hình sự của Chấp hành viên. Một trong những vấn đề đang rất nóng, vướng hiện nay về thẩm định giá chính là vấn đề về “hiệu lực của chứng thư”. Đây là nội dung hiện còn rất nhiều quan điểm khác nhau, chưa thống nhất được các ngành liên quan. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả xin đưa ra nội dung vướng mắc và các quan điểm cụ thể giải quyết như sau:
Ủy thác xử lý tài sản và một số vấn đề cần lưu ý khi thực hiện
Cơ chế ủy thác xử lý tài sản là một cơ chế hoàn toàn mới trong hệ thống pháp luật về thi hành án dân sự từ trước đến nay. Do đó, Luật sửa đổi, bổ sung năm 2022 đã quy định rất rõ căn cứ, trình tự, thủ tục cũng như trách nhiệm, sự phối hợp giữa các cơ quan thi hành án dân sự ủy thác và nhận ủy thác. Cụ thể:
Một số khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc áp dụng các quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015 liên quan đến thi hành án hành chính và đề xuất, kiến nghị hoàn thiện
Sau hơn sáu năm triển khai thực hiện các quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015 đã góp phần bảo đảm thực hiện các quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp, các quy định của Hiến pháp 2013 về bảo vệ quyền con người, quyền công dân; tạo hành lang pháp lý quan trọng đưa các mặt công tác thi hành án hành chính từng bước đi vào nề nếp, từ công tác quản lý nhà nước đến sự chuyển biến trong kết quả thi hành án hành chính, qua đó góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, công dân, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và tăng cường kỷ luật, kỷ cương công vụ trong bộ máy hành chính nhà nước.
Sửa đổi Luật Thi hành án dân sự cần toàn diện và sát với thực tiễn công tác thi hành án dân sự
Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung năm 2014 và năm 2022. Qua 14 năm thực hiện Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra hành lang pháp lý cơ bản đảm bảo cho công tác thi hành án hiệu lực, hiệu quả; vị trí, vai trò của các cơ quan Thi hành án dân sự được tăng cường; hiệu quả công tác thi hành án dân sự được nâng cao; trình tự thủ tục thi hành án dân sự được quy định đầy đủ, cụ thể hơn, dễ thực hiện hơn, mối quan hệ phối hợp trong thi hành án dân sự, nhận thức và chấp hành pháp luật về thi hành án dân sự của các cá nhân, tổ chức được nâng lên. Bảo đảm các bản án, quyết định của Tòa án được thực thi trên thực tế, đồng thời đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, công dân theo quy định pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.