Khó khăn, bất cập trong việc tổ chức thi hành án khoản giao quyền thăm nom, chăm sóc người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người không có khả năng lao động cho người được thi hành án không trực tiếp nuôi dưỡng

Trên cơ sở quy định tại Điều 82 và Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình, Tòa án khi ra bản án, quyết định về ly hôn, ngoài việc quyết định giao con chung cho người cha hoặc mẹ nuôi dưỡng, đồng thời xác định quyền, nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi dưỡng thông thường theo hướng “người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở”. Ví dụ: i) Bản án số 38/2017/HNGĐ-ST ngày 17/3/2017 của Tòa án nhân dân huyện TC tuyên: Giao cháu Nguyễn Thị N và cháu Nguyễn Văn P cho chị Nguyễn Thị Th nuôi dưỡng. Anh T có quyền, nghĩa vụ thăm nom con chung mà không ai được cản trở. ii) Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và thỏa thuận của các đương sự số 203/2017/QĐST-HNGĐ ngày 10/11/2017 của Tòa án nhân dân huyện YT quyết định: Giao con chung là Nguyễn Duy S cho chị T nuôi dưỡng. Anh H có quyền đi lại, chăm sóc, giáo dục con chung, không ai được cản trở.

Các vấn đề về xác minh trong tổ chức thi hành án

Trong tổ chức thi hành án, xác minh là để làm rõ người phải thi hành ánh (có thể là cá nhân hoặc pháp nhân) có điều kiện thi hành hay không, kết quả xác minh sẽ là cơ sở, định hướng để Chấp hành viên tổ chức thi hành theo đúng quy định pháp luật.

Hoàn thiện quy định về thế chấp, xử lý tài sản đảm bảo là quyền khai thác khoáng sản

Thực tế thi hành Luật Khoáng sản trong những năm qua cho thấy, nhu cầu thế chấp quyền khai thác khoáng sản để bảo đảm cho các quan hệ tín dụng ngày một tăng, nhưng việc xử lý tài sản đảm bảo là quyền khai thác khoáng sản của các tổ chức tín dụng hay của các cơ quan thi hành án dân sự khi tổ chức thi hành mà tài sản đảm bảo là quyền khai thác khoáng sản được xác định theo nội dung Bản án, quyết định của Tòa án đều gặp rất nhiều vướng mắc, khó khăn vì các quy định về thế chấp và xử lý tài sản thế chấp là quyền khai thác khoáng sản còn thiếu, cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này.

Bàn về ‘Chữ tâm” trong công tác thi hành án dân sự

Thời gian qua, trên các diễn đàn, các phương tiện truyền thông đã có rất nhiều bài viết, phân tích, đánh giá, nhiều tư tưởng mới, sâu sắc về công tác cán bộ nói chung, về năng lực, về “chữ tầm”, “chữ tâm” của người cán bộ, công chức, đảng viên nói riêng. Trong bất cứ giai đoạn cách mạng nào, ở bất kỳ lĩnh vực, địa phương nào, công tác cán bộ bao giờ cũng đóng vai trò quyết định; không chỉ là khâu then chốt trong công tác xây dựng tổ chức bộ máy mà còn là mắt xích trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của của bất kỳ tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị. Đặc biệt là, trong giai đoạn hiện nay, khi Đảng và Nhà nước ta đang triển khai học tập và làm theo đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, trong đó có nhiều bài viết quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về công tác cán bộ, về năng lực, về “chữ tầm”, “chữ tâm” của người cán bộ, công chức, đảng viên trong tình hình mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác theo dõi thi hành án hành chính, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Thi hành án là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được thi hành trên thực tế, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Nếu như thi hành án dân sự, thi hành án hình sự, pháp luật quy định cơ chế một chủ thể thứ ba (cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự (THADS)) được Nhà nước giao trách nhiệm tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực thi hành, thì thi hành án hành chính (THAHC) được thực hiện theo cơ chế “tự thi hành” của người phải thi hành án. Để nâng cao hiệu quả của công tác THAHC, Luật Tố tụng hành chính (TTHC) năm 2015 và Nghị định 71/2016/NĐ-CP đã quy định các biện pháp nhằm bảo đảm bản án, quyết định của Tòa án được thực thi trên thực tế, cụ thể là cơ chế Thủ trưởng trực tiếp và Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc người phải thi hành án chấp hành án; cơ chế Tòa án ra quyết định buộc THAHC; cơ chế Viện kiemr sát kiểm sát hoạt động THAHC; cơ chế cơ quan THADS thực hiện theo dõi THAHC.

Hoàn thiện pháp luật về Thi hành án dân sự đối với tài sản hình thành trong tương lai

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các giao dịch kinh tế, thương mại, dân sự ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, khái niệm tài sản ngày càng được mở rộng. Bên cạnh quan niệm truyền thống “tài sản là vật có thực” thì các tài sản khác như quyền tài sản, tài sản hình thành trong tương lai…. cũng được công nhận và trở thành đối tượng giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu của các chủ thể tham gia thị trường. Cùng với sự phát triển của các giao dịch liên quan đến tài sản hình thành trong tương lai, sự gia tăng các tranh chấp liên quan đến tài sản này được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án hoặc phán quyết của Trọng tài thương mại. Theo đó, thực tiễn tổ chức thi hành án dân sự cũng phát sinh ngày càng nhiều các việc thi hành án liên quan đến tài sản hình thành trong tương lai, tuy nhiên pháp luật thi hành án dân sự lại chưa có các quy định pháp luật hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Bài viết đi sâu phân tích một số vấn đề trong thực tiễn xử lý tài sản thi hành án là tài sản hình thành trong tương lai, từ đó đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan.

Những điểm mới, sửa đổi, bổ sung về tinh giản biên chế

Ngày 10/12/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế (sau đây gọi tắt là Nghị định số 143/2020/NĐ-CP). So với quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP thì Nghị định số 143/2020/NĐ-CP có một số điểm mới, sửa đổi, bổ sung cơ bản sau đây: