Quy định về chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự

Các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự (THADS) bao gồm: ngạch Chấp hành viên cao cấp, Chấp hành viên trung cấp, Chấp hành viên sơ cấp; Thẩm tra viên cao cấp, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên; Thư ký thi hành án, Thư ký trung cấp thi hành án.

Thư chúc mừng năm mới của đồng chí Nguyễn Quang Thái - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự gửi đến các thế hệ công chức, viên chức và người lao động đã và đang công tác trong Hệ thống Thi hành án dân sự

Nhân dịp bước sang năm mới 2022 và đón Tết cổ truyền Nhâm Dần, thay mặt lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự, tôi trân trọng gửi đến các thế hệ công chức, viên chức và người lao động đã và đang công tác trong Hệ thống Thi hành án dân sự cùng gia đình những tình cảm và lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất.

Thư của Bộ trưởng Lê Thành Long gửi CBCCVC, người lao động ngành Tư pháp nhân dịp Tết Nhâm Dần 2022

Thư của Bộ trưởng Lê Thành Long gửi cán bộ lão thành, cán bộ hưu trí, toàn thể công chức, viên chức, người lao động ngành Tư pháp nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc và đón xuân Nhâm Dần 2022.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh chỉ đạo đối với công tác thi hành án hành chính

Ngày 26/11/2021, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 8665/VPCP-V.I gửi Bộ Tư pháp và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh về công tác thi hành án hành chính.

Quốc hội biểu quyết thông qua nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án dân sự

Nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quy định về ủy thác thi hành án đối với trường hợp người phải thi hành án có tài sản ở nhiều địa phương khác nhau, chiều ngày 11/01/2022, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 08 Luật, trong đó có Luật Thi hành án dân sự. Bên cạnh việc cơ bản giữ lại các quy định về ủy thác thi hành án theo quy định hiện hành, Điều 8 Luật sửa đổi, bổ sung Điều 55, 56 và 57 Luật Thi hành án dân sự đã bổ sung thêm một cơ chế mới- cơ chế ủy thác xử lý tài sản.

Những kết quả đạt được trong hoạt động tham mưu quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính năm 2021 và giải pháp để tiếp tục nâng cao hiệu quả của công tác này trong năm 2022

Luật Tố tụng hành chính năm 2015 hiện hành đã dành riêng một Chương (chương XIX) quy định về trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính; quy định Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính (THAHC) trong phạm vi cả nước, Bộ Tư pháp là cơ quan chịu trách nhiệm tham mưu giúp Chính phủ về công tác này; hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự (THADS) được giao trách nhiệm theo dõi THAHC. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định thời hạn, trình tự, thủ tục THAHC và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án, trong đó, đã quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục THADS trong công tác THAHC.

Thật rõ trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác thu hồi tài sản

Trong số 10 sự kiện nổi bật năm 2021 của ngành tư pháp có nhấn mạnh sự kiện Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 2/6/2021 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Giao chỉ tiêu thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế

Thi hành có hiệu quả các khoản thu hồi tiền, tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, đặc biệt các vụ việc thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực chỉ đạo.

Tăng cường kiểm tra lĩnh vực có nguy cơ phát sinh vi phạm cao trong Thi hành án dân sự

(PLVN) -Công tác kiểm tra trong hệ thống THADS được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, luôn được quan tâm, chú trọng triển khai kịp thời. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, việc kiểm tra còn nhiều hạn chế.

Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa giữa Ban Nội chính Trung ương và Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới, Ban Nội chính Trung ương và Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp tập trung phối hợp tham mưu thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương, quan điểm của Đảng về xây dựng và hoàn thiện pháp luật, nhất là về lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực và cải cách tư pháp theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.