Quốc hội biểu quyết thông qua nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án dân sự
Nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quy định về ủy thác thi hành án đối với trường hợp người phải thi hành án có tài sản ở nhiều địa phương khác nhau, chiều ngày 11/01/2022, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 08 Luật, trong đó có Luật Thi hành án dân sự. Bên cạnh việc cơ bản giữ lại các quy định về ủy thác thi hành án theo quy định hiện hành, Điều 8 Luật sửa đổi, bổ sung Điều 55, 56 và 57 Luật Thi hành án dân sự đã bổ sung thêm một cơ chế mới- cơ chế ủy thác xử lý tài sản.
Những kết quả đạt được trong hoạt động tham mưu quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính năm 2021 và giải pháp để tiếp tục nâng cao hiệu quả của công tác này trong năm 2022
Luật Tố tụng hành chính năm 2015 hiện hành đã dành riêng một Chương (chương XIX) quy định về trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính; quy định Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính (THAHC) trong phạm vi cả nước, Bộ Tư pháp là cơ quan chịu trách nhiệm tham mưu giúp Chính phủ về công tác này; hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự (THADS) được giao trách nhiệm theo dõi THAHC. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định thời hạn, trình tự, thủ tục THAHC và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án, trong đó, đã quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục THADS trong công tác THAHC.
Tổ chức Lớp tập huấn Tăng cường năng lực nhạy cảm giới cho đội ngũ công chức làm công tác thi hành án dân sự
Trong khuôn khổ dự án do Cơ quan Liên Hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tài trợ, ngày 27/12/2021 (thứ Hai), Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) sẽ tổ chức Lớp tập huấn Tăng cường năng lực nhạy cảm giới cho đội ngũ công chức làm công tác THADS nhằm nâng cao kỹ năng tổ chức thi hành các bản án, quyết định của tòa án. Lớp tập huấn được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, bảo đảm phù hợp với chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Ngành tư pháp với những con số biết nói
(Chinhphu.vn) - Năm 2021, toàn ngành tư pháp đã tập trung rà soát được 29.955 văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), giảm 9% so với năm 2020, kiến nghị xử lý (sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới) đối với 5.581 văn bản (tăng 15,9% so với năm 2020).
Nhiệm vụ, giải pháp công tác thi hành án dân sự năm 2022
Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021 - 2025. Dự báo, tình hình quốc tế, trong nước, có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, trong đó thách thức nhiều hơn. Dịch bệnh Covid-19 dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy hiểm hon, nền kinh tế vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, những ảnh hưởng, tác động của dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai vẫn hiện hữu... Đối với ngành Tư pháp, trong đó có công tác thi hành án dân sự (THADS) dự báo cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức. Để triển khai thực hiện, chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, theo dõi THAHC được giao trong bối cảnh thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát hiệu quả của dịch Covid-19, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tận dụng mọi cơ hội để phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội..., Hệ thống THADS tiếp tục triến khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp sau đây: