Chuyên đề thứ năm: “Trả lại đơn yêu cầu thi hành án”

Trả lại đơn yều cầu thi hành án là một thủ tục hành chính của Thủ trưởng cơ quan THADS bằng một Quyết định để trả lại đơn yêu cầu thi hành án cùng với toàn bộ các tài liệu kèm theo cho đương sự khi có các căn cứ đã được pháp luật quy định. Việc trả lại đơn yêu cầu thi hành án không làm thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ của đương sự đã được tuyên trong bản án, quyết định mà nó chỉ làm thay đổi về thời điểm đảm bảo các quyền, nghĩa vụ đó mà thôi. Và theo nghĩa đó, việc trả lại đơn yêu cầu chỉ xảy ra đối với các trường hợp thuộc diện thi hành án theo đơn yêu cầu và nghĩa vụ thi hành án có thể là nghĩa vụ về tiền hoặc nghĩa vụ về tài sản.

Đăk Tô (Kon Tum): Lấn đất nhà hàng xóm, còn chống đối thi hành án

Ông Phạm Ngọc Thái (trú tại: Khối 5, thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum) là hàng xóm, láng giềng với cụ Lương Đình Tiên (SN 1928, trú tại: Khối 2, thị trấn Đăk Tô). Khi xây dựng nhà phía sau, ông Thái đã xây lấn sang phần đất của gia đình cụ Tiên. Thấy vậy, cụ Tiên đã gặp gỡ ông Thái, yêu cầu dừng thi công trả lại phần đất đã lấn chiếm cho gia đình cụ. Ông Thái cho rằng ông xây dựng trên phần đất nhà mình, nên tiếp tục xây dựng. Buộc cụ Tiên phải nhờ đến chính quyền can thiệp. UBND thị trấn Đăk Tô đã mời hai gia đình đến hòa giải nhưng không thành.

Uỷ thác thi hành án theo đơn yêu cầu - Thực hiện sao cho đúng

Các Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật phải được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án và tổ chức thi hành, việc ra quyết định và tổ chức thi hành vụ việc trong thi hành án dân sự được phân làm 2 loại là thi hành các nghĩa vụ thuộc diện chủ động ra quyết định thi hành án (Thường gọi là thi hành án chủ động) và thi hành các nghĩa vụ thuộc diện ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu (Gọi là thi hành án theo đơn yêu cầu).

Kê biên xử lý tài sản của người phải thi hành án đã chuyển quyền sở hữu kể từ thời điểm có bản án, quyết định sơ thẩm

Điều kiện thi hành án của người phải thi hành án là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả của việc tổ chức thi hành án dân sự. Thực tiễn công tác thi hành án cho thấy phần lớn điều kiện thi hành án ở đây chính là tài sản của người phải thi hành án để đảm bảo việc thi hành nghĩa vụ trả tiền được quy định trong bản án, quyết định của Tòa án. Vì vậy, các căn cứ pháp lý để xác định tài sản có thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án hay không là đặc biệt quan trọng, các căn cứ này phải thỏa mãn các quy định của Bộ luật Dân sự về quyền sở hữu, sử dụng của một cá nhân hay tổ chức.

Rút hồ sơ thi hành án dân sự - Thống kê kết quả thi hành vào mục nào?

Theo quy định của Chế độ thống kê thi hành án dân sự được ban hành kèm theo Quyết định số 02/2006/QĐ-BTP ngày 14/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (gọi chung là Quyết định số 02), thì Chấp hành viên, cơ quan Thi hành án dân sự sẽ tiến hành thống kê số việc thụ lý, kết quả giải quyết trong kỳ báo cáo, và định kỳ báo cáo cho cơ quan quản lý cấp trên.

Chuyên đề thứ tư: Uỷ thác thi hành án

Uỷ thác thi hành án dân sự là hoạt động của Thủ trưởng cơ quan thi hành án bằng một Quyết định để chuyển hồ sơ vụ việc thi hành án thuộc thẩm quyền của mình cho một cơ quan thi hành án khác có điều kiện để tổ chức thi hành. Nếu phân tích sâu hơn cần phải thấy rằng việc uỷ thác thi hành án là trách nhiệm của cơ quan thi hành án nơi có thẩm quyền nhưng không có điều kiện để tổ chức thi hành mà phải chuyển hồ vụ việc cho cơ quan thi hành án khác có điều kiện tổ chức thi hành vụ việc. Thế nào là có điều kiện tổ chức thi hành cần phải theo đúng các quy định của pháp luật sẽ được phân tích ở dưới đây.

Trao đổi ý kiến về bất cập tại Điều 59, Điều 74 Luật THADS của tác giả Hồ Quân Chính

Trước tiên cần phải khẳng định rằng Luật THADS ra đời là một bước đột phá rất quan trọng đối với công tác THADS. Sau nhiều năm thực hiện Pháp lệnh THADS các năm 1993, 2004 và các hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và đổi mới, Luật THADS năm 2008 chính thức đi vào thực tiễn được hơn 2 năm đã bộc lộ rất nhiều điểm tiến bộ, vượt trội, giúp cho Chấp hành viên và cơ quan THADS thuận lợi hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, Luật THADS cũng không phải là đã hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, nằm trong ngay các quy định của Luật cũng có một số vấn đề cần phải nghiên cứu, xem xét một cách nghiêm túc để có thể sửa đổi, bổ sung một cách kịp thời.

Một số quy định của Luật Thi hành án dân sự còn bất cập, cần được sửa đổi, bổ sung

Thực hiện chủ trương, kế hoạch của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự về việc sơ kết 02 năm thi hành Luật Thi hành án dân sự, trên cơ sở lắng nghe các ý kiến phản hồi của các cơ quan thi hành án dân sự địa phương để tổng hợp, đề xuất, tham mưu sửa đổi, bổ sung hoặc cần thiết ban hành các văn bản mới cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Bản thân tôi là một công chức cơ quan thi hành án dân sự thấy rằng chủ trương đó hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên thực hiện việc sơ kết, lấy ý kiến phải thực hiện một cách thực sự khách quan, dân chủ, có tập trung. Có như vậy, chúng ta mới có một hành lang pháp lý thông thoáng nhất để giúp cho Chấp hành viên và các cơ quan thi hành án dân sự hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành; kiến nghị một số giải pháp khắc phục

Luật THADS năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành, đã góp phần hoàn thiện một bước thể chế trong công tác THADS, tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu cho các cơ quan THADS và chấp hành viên thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ. Tuy nhiên, qua hơn 02 năm triển khai thực hiện, các cơ quan THADS vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc cụ thể như: