Sign In

Một số vướng mắc khi ra quyết định thi hành án (21/12/2018)

Quyết định thi hành án có vai trò đặc biệt quan trọng, khởi động toàn bộ quá trình thi hành án. Việc ra quyết định thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 23, Điều 36 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014 (Luật THADS), Điều 6, Điều 7 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS (Nghị định số 62/2015/NĐ-CP); Điều 1 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC và Thông tư số 01/2016/TT-BTP quy định về hệ thống biểu mẫu nghiệp vụ THADS.

Xác minh điều kiện thi hành án – Một số bất cập từ thực tiễn (20/11/2018)

Xác minh điều kiện thi hành án có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình tổ chức thi hành án,. Kết quả xác minh là cơ sở để chấp hành viên định hướng giải quyết hồ sơ thi hành án, đồng thời là căn cứ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp lý khác trong quá trình tổ chức thi hành án.   

Một số nội dung cơ bản về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo trong thi hành án dân sự (14/11/2018)

Quyền tố cáo là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp, Pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2011 quy định: Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư số 02/2016/TT-BTP quy định quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự ( Thông tư số 02/2016/TT-BTP), Tố cáo về thi hành án dân sự ( gọi tắt là THADS) là việc công dân báo cho người có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm Pháp luật của Thủ trưởng cơ quan THADS, chấp hành viên và công chức khác gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức trong THADS.

Vướng mắc về giải quyết tranh chấp kết quả bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự (13/11/2018)

Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự là một trong những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Loại tranh chấp này trong thực tiễn không nhiều, nhưng việc giải quyết tranh chấp lại tương đối phức tạp và khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những bất cập trong quy định của pháp luật có liên quan.

Thứ tự ưu tiên thanh toán tiền thi hành án trong trường hợp có nhiều người được thi hành án (09/11/2018)

Phân phối và thanh toán tiền thi hành án là một trong những công đoạn cuối cùng của quá trình tổ chức thi hành án, đòi hỏi Chấp hành viên phải vận dụng chính xác các quy định pháp luật để đảm bảo việc phân phối được chính xác. Tuy nhiên, do quy định của pháp luật còn có những điểm chưa rõ ràng nhất là trong trường hợp có nhiều người được thi hành án nhưng số tiền thu được không đủ thanh toán cho tất cả các nghĩa vụ, dẫn đến việc áp dụng chưa có sự thống nhất.  

Trả lại tài sản thi hành án - Một số bất cập từ thực tiễn (19/10/2018)

Trả lại tài sản là một trong những loại việc chủ động thi hành án mà các cơ quan thi hành án dân sự thường xuyên phải tổ chức thi hành. Việc trả lại tài sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 36; Điều 47; Điều 126 Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi bổ sung năm 2014 (Luật Thi hành án dân sự); Điều 49 Nghị định 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự (Nghị định số 62/2015/NĐ-CP); Điều 13 Thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự. 

Cần tháo gỡ bất cập trong ủy thác thi hành án (26/09/2018)

(PLO) - Việc ủy thác thi hành án dân sự (THADS) thời gian qua nhìn chung đã được cơ quan THADS thực hiện đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy có lúc, có nơi còn lúng túng, thực hiện chưa đúng dẫn đến sai sót, vi phạm về thủ tục ủy thác THADS. 

Xử lý trường hợp người được thi hành án không hoặc chưa tiếp nhận trực tiếp nuôi con theo Bản án, Quyết định của Tòa án (20/08/2018)

Tóm tắt: Theo lẽ thường, người được thi hành án luôn muốn quyền, lợi ích của mình được thực hiện và thực hiện có hiệu quả trên thực tế, tuy nhiên, có một số trường hợp, người được thi hành án lại không chủ động tiếp nhận quyền, lợi ích của họ. Bài viết sau đây đề cập trường hợp cha, mẹ được Tòa án giao cho quyền trực tiếp nuôi con, nhưng họ không hoặc chưa tiếp nhận quyền này.
Abstract: In common sense, a judgment creditor always wishes that his/her rights, interests will be effectively implemented in the practice. There are, however, some cases, where a judgment creditor has not actively accepted his/her right, interest. The paper deals wit a case where a father, mother is directly impossed by the court to bring up his/her child but not or not yet accepted this right.
Các tin đã đưa ngày: